Skip links

Digital Transformation Và Thực Trạng Chuyển Đổi Số Ở Việt Nam

Digital transformation đang được biết đến là một vấn đề thời sự được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên rất ít người nắm rõ Digital transformation là gì và thực trạng chuyển đổi số ở nước ta hiện nay. Chuyển đổi số ở Việt Nam cũng đang là một xu hướng nóng hổi khi được gấp rút triển khai ở nhiều loại hình doanh nghiệp. Xu hướng này được đánh giá là rất phát triển trong thời đại 4.0 khi mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Digital transformation là gì cũng như tình hình chuyển đổi số đang diễn ra ở Việt Nam như thế nào trong những năm gần đây.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản để làm rõ về chuyển đổi số và những vấn đề liên quan. Hãy cùng BSS Commerce tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết này ngay nhé!

Digital transformation là gì?

Trong thời đại kỷ nguyên số thì Digital transformation là một thuật ngữ khá quen thuộc. Tuy nhiên, để hiểu được cốt lõi của Digital transformation là gì thì lại là một vấn đề mà nhiều nhà lãnh đạo và quản lí quan tâm khi họ không thể hiểu rõ về chuyển đổi số và nhanh chóng mất phương hướng khi áp dụng công nghệ chuyển đổi số. Để rồi lại nhận lại những thất bại ngay từ những bước đầu tiên khi bước vào kỷ nguyên số.

Được ra đời vào thời kì bùng nổ trong sự phát triển của Internet, Digital transformation là gì là một khái niệm đã và đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Để hiểu một cách đơn giản, Digital transformation mô tả quá trình ứng dụng công nghệ vào toàn bộ các khía cạnh của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp áp dụng Digital transformation một cách hiệu quả, hoạt động này có thể đem lại một sự thay đổi toàn diện đến cách thức cũng như hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tăng cường mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa các bên cũng như tối ưu hóa quá trình làm việc và mạng lại lợi ích cho khách hàng.
digital-transformation-la-gi
                                                                    Digital transformation là gì?

Tuy nhiên, Digital transformation không chỉ là việc áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp để hoàn thành công việc. Nó còn được hiểu là quá trình áp dụng công nghệ nhằm tạo ra và thay đổi những hoạt động trong quá trình kinh doanh hay trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với những thay đổi của thị trường.

Quy trình Digital transformation là gì?

Sau khi tìm hiểu về Digital transformation là gì, chắc hẳn bạn đã nắm rõ định nghĩa của chuyển đổi số. Vậy với sự khác biệt về quy mô doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng ngành, làm sao để áp dụng quy trình chuyển đổi số? Đây là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm khi chưa biết nên bắt đầu từ đâu và tâm lý ngại thay đổi trong môi trường công nghệ ngày càng hiện đại.
Quy-trình-digital-transformation-la-gi
                                                                                     Quy trình chuyển đổi số

Tuy nhiên, khi đứng trong thời kỳ số hóa cùng với những tác động của dịch Covid, lựa chọn chuyển đổi số là một điều thiết yếu mà nhiều doanh nghiệp nên hướng tới. Dưới đây là quy trình chuyển đổi số cơ bản mà BSS Commerce đề xuất mà mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt khi tiến hành chuyển đổi số.

Đánh giá hiện trạng và nhu cầu của doanh nghiệp

Bước đầu tiên khi tiến hành quy trình chuyển đổi số mà mỗi doanh nghiệp nên nắm bắt là đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo cần xác định rõ quy mô, đặc điểm cũng như quy trình vận hành của tổ chức. Chính vì thế, các nhà lãnh đạo cần chia nhỏ quy trình để đưa ra những đánh giá kỹ càng và chính xác. Sau khi nắm rõ thực trạng của doanh nghiệp thì các lãnh đạo sẽ nắm được những ưu điểm cũng như nhược điểm để có thể đem đến những cải thiện khi tiến hành chuyển đổi số. Dựa vào đó, họ có thể đưa ra những lựa chọn cho chiến lược và công nghệ chuyển đổi số phù hợp với tính chất và quy mô cho doanh nghiệp của họ.

Đánh giá khả năng sẵn sàng tiến hành chuyển đổi số của doanh nghiệp

Sau khi đưa ra bức tranh tổng quan về tình hình và mức độ cần thiết của doanh nghiệp khi tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp nên đánh giá khả năng sẵn sàng chuyển đổi số. Dưới đây là một số chỉ số và chỉ tiêu cần được cân nhắc khi tiến hành đánh giá. Tùy thuộc vào loại hình và quy mô doanh nghiệp mà có các tiêu chí đánh giá khác nhau, tuy nhiên mọi doanh nghiệp cần đảm bảo tiến hành đánh giá hai tiêu chí cơ bản nhất là nguồn nhân lực và nguồn dữ liệu.

Nguồn nhân lực

Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi tiến hành chuyển đổi số. Nhờ sự có mặt của công nghệ chuyển đổi số, quá trình làm việc của con người trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chuyển đổi số chỉ hỗ trợ con người trong quá trình làm việc. Do vậy, đây không được coi là giải pháp thay thế yếu tố con người. Và nếu công cụ này có khả năng thay thế con người thì đây có lẽ sẽ là một tin buồn cho nhiều người. Do đó, con người cũng nên nhận thức về sự phát triển của công nghệ để liên tục thay đổi và nâng cao nhận thức cũng như tư duy về công nghệ nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển đổi số.
nguon-nhan-luc-trong-digital-transformation-la-gi
                                                                                     Nguồn nhân lực

Chính vì đó, lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp nên đưa ra những đánh giá về khả năng sẵn sàng tiến hành chuyển đổi số của đội ngũ nhân viên. Dựa trên các khảo sát, báo cáo hay các buổi họp, thảo luận, người lãnh đạo có thể thay đổi nhận thức cũng như tầm nhìn. Từ đó, lan tỏa những nhìn nhận đến toàn bộ doanh nghiệp.

Dữ liệu

Dữ liệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số. Nếu bạn có thể tối ưu hóa việc sử dụng số liệu, quá trình chuyển đổi số sẽ trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

Do đó, doanh nghiệp cần đưa ra những đánh giá về quá trình số hóa dữ liệu như kiểm tra dữ liệu đang được lưu ở đâu, những tài liệu được thực hiện trên giấy tờ, những dữ liệu có thể được sử dụng trong chuyển đổi số… Vì vậy, cấp lãnh đạo nên có những đánh giá một cách toàn diện và khách quan để tránh bỏ sót những dữ liệu quan trọng. Một trong những dữ liệu quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý như: dữ liệu khách hàng, công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng, dữ liệu nhân viên, dữ liệu mua bán, dữ liệu thanh toán, dữ liệu hợp đồng… Bên cạnh đó, các nhà quản trị nên đánh giá cách sử dụng, lưu trữ dữ liệu cũ.

Tìm ra công nghệ chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp

Sau khi có thể xác định được hiện trạng và đánh giá được các yếu tố cần thiết, doanh nghiệp đã có thể xác định được sự sẵn sàng chuyển đổi số của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra được công nghệ chuyển đổi số cho phù hợp. Do đó, doanh nghiệp nên đặt ra câu hỏi để lựa chọn công nghệ phù hợp với quy trình Digital transformation là gì? Với doanh nghiệp đang tìm giải pháp để quản trị nguồn nhân lực và công việc hiệu quả sẽ lựa chọn hệ thống ERP. Đối với doanh nghiệp đang tìm ra giải pháp sử dụng dữ liệu khách hàng hiệu quả sẽ cân nhắc việc sử dụng hệ thống CRM. Tùy vào công nghệ mà doanh nghiệp lựa chọn mà họ sẽ tìm kiếm ra nhà cung cấp phù hợp để tiến hành chuyển đổi số.
cong-nghe-digital-transformation-la-gi
                                                Tìm ra công nghệ chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp

Trong khi triển khai, doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quan về những yêu cầu và đặc điểm để tìm ra giải pháp chuyển đổi số phù hợp nhất. Trong khoảng thời gian đầu khi tiến hành chuyến đổi số, đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp có thể gặp một vài khó khăn. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng để có thể tối ưu hóa quá trình chuyển đổi số. Một trong những ví dụ điển hình về sự thích ứng của doanh nghiệp với quá trình chuyển đổi số là khi các doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh để thích ứng với sự phát triển của mạng xã hội nhằm thay thế các trung tâm chăm sóc khách hàng truyền thống và đưa đến cho khách hàng một trải nghiệm tốt hơn.

Lắng nghe những phản hồi và đóng góp

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công của Digital transformation là gì? Đó là việc lan tỏa quy trình này trong toàn bộ doanh nghiệp. Do đó, việc giao tiếp hiệu quả giữa lãnh đạo và nhân viên là điều cần thiết. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng nên dành thời gian cho việc lắng nghe những phản hồi và đóng góp của cấp quản lý và nhân viên. Đây là nguồn lực chủ chốt trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số nên những đóng góp của họ sẽ khách quan và chính xác hơn. Dựa vào đó, ban lãnh đạo có thể điều chỉnh quy trình chuyển đổi số sao cho hiệu quả nhất.

Đưa ra kế hoạch và cam kết về chuyển đổi số

Một trong những rào cản khi tiến hành chuyển đổi số trong mỗi doanh nghiệp là khi doanh nghiệp phải lan tỏa kế hoạch chuyển đổi số và khiến toàn bộ nhân viên nhân thức đúng đắn về tầm quan trọng và hiệu quả của chuyển đổi số. Do đó, cấp lãnh đạo cần có những kế hoạch chi tiết và cam kết về tiến độ của quá trình.

Thực trạng chuyển đổi số diễn ra ở Việt Nam những năm gần đây

Năm 2021 được coi là một năm với nhiều biến chuyển lớn trong nền kinh tế do những ảnh hưởng của đại dịch. Trong đó, Digital transformation là một trong những xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, “Digital transformation là gì” là cụm từ khóa và chủ đề đã và đang được quan tâm nhất. Thêm vào đó là sự ủng hộ và hỗ trợ đến từ Chính phủ và chính quyền trong việc các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số.

Quá trình chuyển đổi số không đồng đều

Tuy nhiên, thực trạng chỉ ra rằng, quá trình chuyển đổi số của Việt Nam được triển khai không đồng đều khi nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn khá e ngại trong việc tiến hành chuyển đổi số. Theo báo cáo của VCCI, trình độ áp dụng công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn ở mức độ thấp. Hầu hết các máy móc và công nghệ đang được sử dụng là máy móc nhập khẩu và công nghệ lỗi thời.

Thiếu hụt sự hỗ trợ từ nhiều phía

Theo báo cáo của CISCO, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số như thiếu nhân lực và kỹ năng (17%), thiếu hệ thống công nghệ thông tin chất lượng (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc gặp các thách thức về văn hóa trong lĩnh vực kỹ thuật số (15,7%)… Do đó, những doanh nghiệp này rất cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía.

Khả năng thích ứng với những thay đổi do đại dịch Covid-19

Một vấn đề đáng được quan tâm về thực trạng tình hình chuyển đổi số ở Việt Nam là khi nhiều doanh nghiệp hầu như không hề có sự chuẩn bị từ trước cho việc thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Do thiếu sự chuẩn bị cho việc hỗ trợ tương tác từ xa, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng hỗn loạn và lâm vào tình thế bị động. Covid-19 có thể nói là một chiếc “đòn bẩy” làm thay đổi cách thức vận hành, định hình phong cách làm việc cũng như sự tương tác trong một công ty.

 

Khả-năng-thích-ứng-với-những-thay-đổi-do-đại-dịch-Covid-19
                                                  Khả năng thích ứng với những thay đổi do đại dịch Covid-19

Đây được coi là một môi trường lý tưởng để tiến hành chuyển đổi số. Những doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thời cơ và tiến hành chuyển đổi trong giai đoạn này đều là những doanh nghiệp nắm được lợi thế khi bước vào bình thường mới. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn vươn lên đứng đầu trong lĩnh vực với tốc độ tăng trưởng nhanh đột biến. Ngược lại, những doanh nghiệp không kịp thích nghi khi coi công nghệ là một thứ nên có thì sẽ nằm trong tình trạng báo động. Nguyên nhân là do họ dần mất đi lợi thế cạnh tranh trước những nhà đầu tư dám đổi mới và sáng tạo.

Sự nửa vời trong khi tiến hành chuyển đổi số

Một trong những khó khăn nữa mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tiến hành chuyển đổi số đó chính là ý chí quyết tâm và kế hoạch chi tiết của ban lãnh đạo. Bậc lãnh đạo là yếu tố tiên phong dẫn đầu và động viên toàn bộ nhân viên. Bên cạnh đó, họ cũng là thành phần chủ chốt được ra kế hoạch cũng như giải đáp thắc mắc về tầm quan trọng của digital transformation là gì đến với nhân viên.

Nhiều doanh nghiệp bị ảo tưởng về tầm quan trọng của công nghệ

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dễ bị ảo tưởng về tầm quan trọng của công nghệ. Nhiều doanh nghiệp đã đặt kì vọng quá lớn vào công nghệ với hi vọng nó sẽ thay thế hoàn toàn con người. Cùng với đó, không thể không kể tới việc nhiều doanh nghiệp tham lam với mong muốn chuyển đổi tất cả các khía cạnh trong cùng một lúc. Trong khi đó, quá trình chuyển đổi số cần đến vài năm để có thể áp dụng thành công và triệt để.

Quy trình chuyển đổi số trở nên dễ dàng hơn

Hiện nay, các doanh nghiệp dễ dàng tiến hành chuyển đổi số hơn so với quá khứ. Đầu tiên là do môi trường làm việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp đã thúc đẩy môi trường làm việc số. Tiếp đến là yếu tố nguồn lực. Nhân viên cũng tự ý thức được họ cũng cần chuyển đổi đế thích ứng với môi trường và tránh bị đào thải. Cuối cùng là nhờ sự phát triển của các trung tâm cung cấp phần mềm dịch vụ như BSS Commerce đã phát triển dịch vụ nhằm chuẩn hóa nghiệp vụ và hạ tầng công nghệ, mang lại niềm tin cho khách hàng.

=> Tìm hiểu thêm về dịch vụ của BSS Commerce: https://bsscommerce.com/vi/

Các doanh nghiệp dành nhiều sự quan tâm cho công nghệ

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang dần chuyển sang đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần cứng, phần mềm để tiến hành chuyển đổi số (10,7%)…

Đối với với những thực trạng trên, doanh nghiệp cần phải tìm và lựa chọn cho mình một sản phẩm công nghệ phù hợp với đặc điểm và chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình. Lúc này, không thể không nhắc đến tầm quan trọng của các doanh nghiệp cung cấp giải pháp như BSS Commerce giúp cho doanh nghiệp định hình được quy trình digital transformation là gì và cách tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp.

BSS Commerce – giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp

Với những thông tin về tầm quan trọng của digital transformation và thực trạng về tình hình chuyển đổi số ở Việt Nam, BSS Commerce đã phát triển và mang đến cho khách hàng giải pháp eCommerce với dịch vụ hỗ trợ toàn diện đa nền tảng cho các doanh nghiệp như Magento, Shopify Plus, Odoo…

Tự hào là đối tác chính thức của Magento tại Việt Nam, với hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, chúng tôi tự tin có thể mang lại cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời với mục tiêu tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Với hệ sinh thái quy mô đầy đủ như nền tảng thương mại điện tử và phần mềm ERP, chúng tôi mang đến một cơ cấu vận hành hài hòa nhằm tận dụng toàn bộ dữ liệu cần thiết để giúp cho doanh nghiệp cá nhân hóa điểm chạm khách hàng và toàn bộ hoạt động nội bộ.

 

BSS Commerce - giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp
                                                              BSS Commerce – giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp

Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Digital transformation là gì, quy trình chuyển đổi số cũng như thực trạng tình hình chuyển đổi số ở Việt Nam. Từ đó, bạn có thể lựa chọn cho mình một giải pháp phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn gì thì hãy liên hệ ngay tới đội ngũ chuyên gia của BSS Commerce. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn nhằm giúp bạn lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất!

Leave a comment