Skip links

Headless Commerce Và Sự Khác Biệt So Với Các Mô Hình Cũ

Theo thông tin từ một khảo sát của Magento tại Adobe Summit vào năm 2020, có đến 83,7% doanh nghiệp cho rằng họ đang sử dụng và sẽ tiếp tục lên kế hoạch về việc chuyển đổi Headless Commerce đối với dự án của họ. Vậy, Headless Commerce là gì, lợi ích của việc sử dụng Headless Commerce và sự khác biệt của Headless Commerce so với các mô hình cũ là như thế nào? Hãy cùng BSS Commerce tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Headless Commerce là gì?

Trước khi đi đến khái niệm Headless Commerce, bạn cần nắm rõ về hai thành phần cấu thành chính của một website. Một website có hai phần chính đó là:

  • Back-end: Đây là hệ thống quản lý dữ liệu, và xây dựng nội dung. Hệ thống Back-end bao gồm các thành phần tùy biến nhằm phát triển chức năng cho một website.
  • Front-end: Đây là mặt giao diện của một website. Nó có chức năng hiển thị toàn bộ những nội dung sản xuất từ Back-end. Nhờ vào mặt giao diện này, người dùng sẽ có thể tiếp xúc và tương tác trực tiếp ngay khi họ truy cập vào website.

Đối với các website sử dụng cấu trúc truyền thống thì front-end và back-end sẽ được hoạt động dựa trên cùng một nền tảng và từ đó sẻ kết nối chặt chẽ với nhau. Do đó, mọi thay đổi trên website sẽ được chỉnh sửa hai phần trong cùng một lúc. Tuy nhiên, với Headless Commerce, back-end và front-end sẽ được tách rời với nhau và hoạt động một cách động lập trên hai hệ thống riêng biệt.

headless commerce

Headless Commerce là gì?

Vậy, với những thông tin trên, chúng ta có thể hiểu, Headless là phương pháp tiếp cận mà trong đó phần front-end và back-end sẽ tách rời nhau và hoạt động như trên hai hệ thống độc lập. Chúng được kết nối với nhau nhờ vào hệ thống API với mục tiêu đảm bảo việc chuyển giao thông tin từ back-end sang front-end khi cần thiết. Điều này sẽ cho phép chúng ta  có các lựa chọn công nghệ riêng biệt đối với từng phần của website. Ví dụ như, một backend có thể cùng lúc liên kết với với nhiều hệ thống front-end khác nhau và ngược lại thì một front-end có thể liên kết với nhiều hệ thống back-end khác nhau.

ĐỌC THÊM: PWA OR MOBILE APP: ĐÂU LÀ SỰ LỰA CHỌN TỐT HƠN?

Các lợi ích từ headless commerce

Tối đa hóa tốc độ 

Nói đến tối đa hóa tốc độ, chúng tôi muốn nhắc đến hai khía cạnh chính mà Headless mang lại. Đó chính là quá trình lập trình và áp dụng tính năng và tốc độ trang web.

Tối đa hóa tốc độ

Tối đa hóa tốc độ

Quá trình lập trình và đưa tính năng vào thực tế nhanh hơn

Ngày nay, các công ty ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, do đó, đòi hỏi sự đổi mới và nâng cao trong các tính năng của dịch vụ. Đối với cấu trúc headless, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi từ một trong hai phía là back-end hoặc front-end tùy theo nhu cầu của khách hàng một cách độc lập. Nhờ vào headless mà lập trình viên có thể giảm một lượng thời gian đáng kể khi họ chỉ cần làm việc trên một trong hai phía. Nhờ vào đó, tính năng sẽ nhanh chóng được đưa vào thực tế mà không gây cản trở hoạt động kinh doanh cũng như các tính năng back-end khác.

Tốc độ trang web

Một ưu điểm nữa mà chúng tôi muốn nhấn mạnh đó chính là tốc độ của các website TMĐT sẽ trở nên nhanh hơn. Về bản chất, khi sử dụng cấu trúc headless, back-end và front-end sẽ không còn được coi là một thể thống nhất mà là nơi chứa đựng các thông tin riêng biệt. Lúc này, Front-end sẽ chỉ lấy thông tin từ back-end khi cần thiết mà thôi. Nhờ vào tính năng này mà lượng thông tin người dùng cần phải tải về sẽ được giảm một cách đáng kể và từ đó các trang web cũng trở nên nhanh hơn. Sự gia tăng của tốc độ trang web sẽ đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website TMĐT. Thậm chí, tốc độ trang web cũng sẽ giúp nâng cao sự thân thiện cho website trên các công cụ tìm kiếm như là Goodle, Bing (SEO – search engine optimization). Từ đó, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy địa chỉ trang web hơn.

Cá nhân hóa trải nghiệm

Trong môi trường sử dụng cấu trúc headless, chủ doanh nghiệp sẽ có thể quản lý toàn bộ trải nghiệm người dùng trên nền tảng nhiều thiết bị khác nhau mà không gây xáo trộn các hệ thống. Bên cạnh đó, dựa trên các thông tin của người dùng, chủ doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được hành trình của khách hàng và tùy biến quảng cáo, từ đó đề xuất gợi ý mua hàng và thiết lập các chính sách khuyến mại dựa theo nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng.

Chi phí rẻ hơn trong dài hạn

Việc vận hành một nền tảng Headless Commerce được coi là tốn kém hơn nhiều so với một website thương mại điện tử truyền thống.Tuy nhiên, trong dài hạn, một doanh nghiệp sử dụng các website thương mại điện tử truyền thống sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiềm ẩn như là:

  • Chi phí vận hành và nâng cấp hệ thống cũ khá cao
  • Hệ thống cũ sau khi được nâng cấp và cải tiến vẫn có tốc độ tải chậm

Tuy nhiên, khi chuyển sang làm việc với hệ thống mới, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng, thu hẹp hay giữ chân khách hàng một cách tốt hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho các chiến dịch bán hàng, marketing trong tương lai nhưng vẫn thu hút được tệp khách hàng có sẵn có nhu cầu quay lại hoặc tìm đến.

Chi phí rẻ hơn trong dài hạn

Chi phí rẻ hơn trong dài hạn

Có thể thấy rằng, để thiết lập lại một hệ thống từ đầu là một sự lựa chọn mang nhiều suy xét và sự đầu tư tài chính. Do đó, nhiều doanh nghiệp nên cân nhắc về việc lựa chọn Headless Commerce như là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số nhằm bắt kịp xu thế cũng như kỳ vọng của khách hàng trước khi đưa ra quyết định chuyển đổi một cách toàn diện và kĩ lưỡng trong dài hạn.

ĐỌC THÊM: TẠI SAO CHỌN MAGENTO MARKETPLACE CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TMĐT CỦA BẠN

Sự khác biệt của Headless Commerce so với các mô hình truyền thống

Mô hình Experience Led – “Hybrid”

Mô hình này có sự tách biệt giữa commerce platform và digital experience

Mô hình Commerce Led – “Full Stack”

Mô hình này được biết tới là rất truyền thống khi tập trung toàn bộ các phần vào một nền tảng duy nhất.

Mô hình API-based – “Headless Commerce”

Với mô hình API-based hay còn gọi là Headless Commerce, nó sẽ giúp chúng ta tách biệt hoàn toàn phần business nghiệp vụ ra khỏi giao diện. Nhờ đó, tất cả sẽ được tương tác qua API.

Lợi thế của Headless Commerce so với các mô hình truyền thống

Với mô hình Headless, chúng ta sẽ có một vài lợi thế khi tiến hành phát triển phần mềm như là:

  • Khả năng tăng tốc độ vào quá trình phát triển website nhờ vào khả năng tách các phần với nhau. Do đó, chúng có thể phát triển song song với nhau.
  • Có thể tùy biến và cá nhân hóa trang web
  • Thúc đẩy quá trình làm website trở nên nhanh hơn
  • Giúp cho đội marketing dễ dàng xây dựng các chiến lược hơn.

Case Study thực tế

Hiện nay nhiều nhãn hàng thương mại nổi tiếng trên thế giới đã và đang tiến hành cuộc cải tiến trang web như là Nike, Lancome, BMW, L’Oreal,… Nhận định được xu hướng của Headless, Nike – một nhà bán lẻ giày dép nổi tiếng trên thế giới đã tiến hành xây dựng cấu trúc website với cấu trúc headless từ sớm. Họ mong muốn có thể triển khai hình thức tiếp cận bằng cách ưu tiên thiết bị di động (mobile-first) để có thể phù hợp với chiến lược bán hàng tổng thể. Họ mong muốn có thể tối ưu hóa lợi nhuận đối với các khách hàng dùng điện thoại di động. Cũng nhờ vào cấu trúc headless và việc sử dụng micro-service để có thể tối ưu từng phần (block), Nike đã có một nền tảng linh hoạt nhằm hướng tới trải nghiệm cũng như cá nhân hóa nhằm đẩy mạnh quá trình sáng tạo và thử nghiệm công nghệ trên di động gắn liền với trải nghiệm thực tế ảo với trải nghiệm tìm kiếm sneaker Nike để tích điểm và mở qua. Cùng với đó, các gói ưu đãi giày giới hạn khi chỉ có thể mua được qua app, sự liên kết cũng như quản lý thông tin giữa hệ sinh thái ứng dụng mà Nike sử dụng như Nike+ Run Club hay Training Club & SNKRS app,…

Case Study thực tế

Case Study thực tế

Bằng việc sử dụng cấu trúc Headless, Nike đã trở thành nhãn hàng với thị phần lớn hơn hẳn so với Adidas – một đối thủ đáng gờm của Nike. Cùng với đó, trang web của Nike đã ghi nhận hơn 60 triệu lượt truy cập trang chỉ trong vòng 1 tháng. Bên cạnh đó, tỉ trọng mua hàng trực tiếp mà không qua phân phối trung gian cũng từ đó mà tăng lên đáng kể.

Từ Case Study thực tế của Nike, có thể thấy rằng Headless Commerce là một trong những giải pháp hữu dụng đối với các nhà bán lẻ với mục tiêu đẩy mạnh lợi nhuận trên các nền tảng thương mại điện tử. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp với khối lượng sản phẩm lớn, đa dạng, độ phủ sóng cao cũng đã và đang trên đà phát triển như Nike khi áp dụng cấu trúc Headless.

ĐỌC THÊM: HIỀU VỀ MAGENTO PWA VÀ ỨNG DỤNG CỦA PWA TẠI VIỆT NAM

Dịch vụ chuyển đổi Headless Commerce của BSS Commerce

BSS Commerce đã có hơn 9 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án thương mại điện tử không chỉ trong và ngoài nước. Chúng tôi hiểu rằng việc chuyển đổi số nói chung hay quá trình chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang headless cần sự thấu hiểu về các khía cạnh như là công nghệ hay đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi tự tin rằng, BSS Commerce sẽ mang lại cho bạn giải pháp chuyển đổi số phù hợp nhất với ngân sách cũng như những yêu cầu về thời gian, chất lượng của dự án.

Headless Commerce

Trong thời kỳ công nghệ số, hầu hết các nhà bán lẻ đều nhanh chóng bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số, BSS Commerce tự tin sẽ là một đơn vị đồng hành với doanh nghiệp bạn trong quá trình tối ưu hóa lợi nhuận. Do đó, hãy liên hệ với chúng tôi để có được giải pháp phù hợp nhất cho dự án của bạn.