Skip links

Kinh doanh thương mại điện tử là gì? Bí quyết thành công

Trong bối cảnh số hóa hiện nay, việc kinh doanh không còn xoay quanh các cửa hàng vật lý mà đã chuyển dịch mạnh mẽ lên nhiều nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là tạo một website và chờ đợi khách hàng tìm đến gian hàng của mình. Doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng và biết cách tận dụng công nghệ một cách hiệu quả. Vậy cụ thể, kinh doanh thương mại điện tử là gì? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể trở nên nổi bật giữa một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như vậy? Hãy cùng BSS Commerce giải đáp trong bài viết này để tìm hiểu từ A đến Z về kinh doanh thương mại điện tử nhé!

Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Kinh doanh thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là hoạt động giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong môi trường trực tuyến (qua Internet). Với thương mại điện tử, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có thể thực hiện mua đa dạng các loại hàng hóa và dịch vụ mà không cần quá phụ thuộc vào cửa hàng vật lý. Kinh doanh thương mại điện tử là hoạt động tạo ra doanh thu từ việc bán sản phẩm/dịch vụ qua gian hàng trực tuyến hoặc sử dụng Internet để tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng. Ví dụ, một công ty kinh doanh thương mại điện tử có thể bán phần mềm, hàng may mặc, đồ gia dụng hoặc dịch vụ thiết kế web. Mọi quy trình có thể vận hành từ một website duy nhất của doanh nghiệp hoặc thông qua nhiều kênh khác như các hệ thống mạng xã hội và email. Đối với nhiều doanh nghiệp, kinh doanh thương mại điện tử là kênh bán hàng chủ lực và duy nhất tạo ra nguồn thu bán sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khác lại tận dụng việc kinh doanh thương mại điện tử để mở rộng phạm vi tiếp cận các kênh phân phối khác của họ. Dù bằng cách nào thì các mô hình kinh doanh thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh.

Lợi ích của kinh doanh thương mại điện tử

Lợi ích của kinh doanh thương mại điện tử
Kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết bởi những lợi ích hình thức này đem lại cho doanh nghiệp như:

Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn

Kinh doanh thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp vượt qua các rào cản về khoảng cảnh địa lý. Các doanh nghiệp thương mại điện tử giờ đây có tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu thay vì chỉ giới hạn tại một khu vực như trước đây. Một ví dụ điển hình chính là SHEIN. Thương hiệu thời trang gốc Trung Quốc này đã bán hàng triệu sản phẩm mỗi năm tới khách hàng quốc tế mà không cần mở cửa hàng ở từng quốc gia. Chính nhờ đó, SHEIN không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tận dụng được xu hướng mua sắm trực tuyến đang bùng nổ.

Tiết kiệm chi phí vận hành

Kinh doanh thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí vận hành so với mô hình truyền thống. Một số chi phí mà doanh nghiệp có thể tối ưu hóa gồm: thuê mặt bằng, nhân viên bán hàng, kho bãi, … Ví dụ, một doanh nghiệp bán lẻ chỉ cần một gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada hoặc một website Shopify thay vì duy trì cửa hàng vật lý tốn kém.

Tăng sự hài lòng của khách hàng

Người tiêu dùng trong thời đại 4.0 hiện nay đòi hỏi sự tiện lợi, cá nhân hóa và nhanh chóng trong quá trình mua sắm. Kinh doanh thương mại điện tử là một giải pháp toàn diện cho nhu cầu ấy với các công cụ như chatbot hỗ trợ 24/7, đề xuất sản phẩm theo sở thích cá nhân, thanh toán linh hoạt, … Ví dụ, Amazon sử dụng AI để phân tích hành vi mua sắm và đề xuất sản phẩm phù hợp với từng khách hàng.

Dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh

Với kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô mà không cần đầu tư quá nhiều hạ tầng vật lý. Khi cần mở rộng, doanh nghiệp thương mại điện tử nâng cấp hệ thống website, tối ưu chuỗi cung ứng hoặc mở rộng kênh bán hàng trên nhiều nền tảng. Shopify Plus là một trong những giải pháp hàng đầu về thương mại điện tử cho doanh nghiệp với tính năng mở rộng linh hoạt.

Phân tích dữ liệu để tối ưu chiến lược kinh doanh

Một điểm vượt trội của mô hình kinh doanh thương mại điện tử so với mô hình truyền thống chính nằm ở việc thu thập dữ liệu vô cùng dễ dàng. Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể dễ dàng thu thập và phân tích dữ liệu với vô vàn các công cụ khác nhau. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu chiến lược marketing và phát triển sản phẩm hiệu quả hơn.

7 bước để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử

Nghiên cứu thị trường và xác định mô hình kinh doanh

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường để xác định được sản phẩm và tệp khách hàng tiềm năng

Trước khi bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp cần nghiên cứu để có thể hiểu rõ thị trường đích. Quá trình gồm các bước cơ bản như sau:
  • Phân tích nhu cầu khách hàng: Doanh nghiệp cần xác định tệp khách hàng tiềm năng, sở thích, hành vi mua sắm, và các vấn đề họ đang gặp phải.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Ông cha ta có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.” Để “thắng” trong quá trình thâm nhập vào thị trường, doanh nghiệp cần nghiên cứu những cái tên đã thành công trong lĩnh vực đó. Quá trình này bao gồm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược giá cả cùng cách doanh nghiệp đối thủ tiếp cận khách hàng.
  • Nắm bắt xu hướng thị trường: Doanh nghiệp thương mại điện tử có thể sử dụng công cụ như Google Trends, SEMrush, hoặc báo cáo từ Statista để nắm bắt các xu hướng ngành hàng đang phát triển mạnh.
Ngoài ra, để nắm bắt xu hướng thị trường, bạn cũng có thể tham khảo các nguồn tài liệu sau:
  • Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam của IDEA – cung cấp thông tin tổng quan về thị trường.
  • Báo cáo e-Conomy SEA của Google & Temasek – cập nhật xu hướng TMĐT khu vực Đông Nam Á.
  • Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) của Vecom – đánh giá chỉ số phát triển TMĐT
Ví dụ: Nếu bạn đang có ý định kinh doanh thương mại điện tử với mặt hàng quà tặng, hãy trả lời các câu hỏi sau: Sản phẩm nào đang được ưa chuộng? Khách hàng cho các mặt hàng thích mua qua kênh nào: Shopee, Lazada, hay Website của hãng? Những thương hiệu nào đang dẫn đầu ngành hàng này? Từ đó, doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn được tệp khách hàng và sản phẩm tiềm năng. Ngoài ra, cũng đừng quên cân nhắc tới các nguồn lực hiện có.

Xác định mô hình và sản phẩm kinh doanh

Xác định mô hình và sản phẩm kinh doanh
Sau khi đã tìm hiểu về thị trường để kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp để phân phối sản phẩm của mình. Một số mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến bao gồm:
  • B2C (Business-to-Consumer): Đây là loại hình kinh doanh phổ biến nhất. Doanh nghiệp B2C sẽ thường bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng cá nhân (có qua trung gian)
  • B2B (Business-to-Business): Các doanh nghiệp B2B cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp khác.
  • C2C (Consumer-to-Consumer): Đây là mô hình mà eBay đang sử dụng, nơi người tiêu dùng bán cho nhau.
  • D2C (Direct-to-Consumer): Doanh nghiệp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng cá nhân mà không cần thông qua các bên trung gian như nhà bán lẻ, bán buôn,…
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: đặc thù của sản phẩm hay dịch vụ, thị trường mục tiêu, kênh phân phối, khả năng tài chính, đội ngũ nhân sự của nhân sự hay các mục tiêu, chiến lược dài hạn.
Để lựa chọn mô hình kinh doanh và kênh phân phối phù hợp, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây: Các Mô Hình Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử Phổ Biến [2025]

2. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng định hướng chiến lược cũng như giảm thiểu rủi ro khi vận hành. Các bước căn bản trong một bản kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử gồm:

Xác định mục tiêu kinh doanh

Ở bước 1, doanh nghiệp đã hiểu được về tệp khách hàng tiềm năng, sản phẩm phẩm chủ lực cùng thị trường đích thì đến bước 2, doanh nghiệp cần trước hết xác định được rõ mục tiêu kinh doanh thương mại điện tử. Các mục tiêu này có thể bao gồm việc tăng doanh thu, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, hoặc cải thiện trải nghiệm khách hàng. Việc xác định mục tiêu không chỉ giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng mà còn hữu ích cho việc đo lường hiệu suất sau này.

Lập ngân sách tài chính

Nguồn lực tài chính quyết định quy mô cũng như tốc độ phát triển trong kinh doanh thương mại điện tử. Các chi phí chính cho doanh nghiệp thương mại điện tử gồm xây dựng nền tảng sales, quảng cáo (SEO, Facebook Ads, Google Ads), vận hành (kho bãi, logistics, chăm sóc khách hàng) và công nghệ (hệ thống quản lý đơn hàng, chatbot, AI). Doanh nghiệp cần dự tính trước toàn bộ chi phí và tối ưu theo nguồn lực hiện có để giảm thiểu rủi ro.

Xây dựng chiến lược theo giai đoạn

Bên cạnh mục tiêu thì việc xây dựng chiến lược cũng vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chia kế hoạch thành các giai đoạn cụ thể. Dưới đây là một ví dụ về chiến lược theo giai đoạn:
  • Giai đoạn 1 (1-2 tháng đầu): Hoàn thiện nền tảng bán hàng, kênh thanh toán, logistics.
  • Giai đoạn 2 (3-5 tháng tiếp theo): Ra mắt sản phẩm, triển khai marketing, thu thập phản hồi.
  • Giai đoạn 3 (6 tháng trở đi): Mở rộng quy mô, tối ưu vận hành và chiến dịch remarketing.

Định hướng vận hành và nhân sự

Kinh doạnh thương mại điện tử đòi hỏi quy trình chuyên nghiệp từ quản lý bán hàng, marketing đến logistics. Đối với doanh nghiệp nhỏ, cần cân nhắc thuê ngoài dịch vụ như thiết kế website, chạy quảng cáo. Trong khi đó, doanh nghiệp lớn cần đội ngũ nội bộ để tối ưu vận hành. Phân bổ nhân sự hợp lý và biết rõ khi nào cần “thuê ngoài” là vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp thương mại điện tử.

3. Đăng ký kinh doanh và các thủ tục pháp lý

Đăng ký kinh doanh và các thủ tục pháp lý
Dù kinh doanh thương mại điện tử là kinh doanh trên môi trường mạng nhưng vẫn cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Nếu kinh doanh nhỏ lẻ, có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể còn đối với doanh nghiệp lớn nên chọn mô hình công ty TNHH hoặc cổ phần. Sau khi đăng ký, doanh nghiệp cũng cần có mã số thuế để tuân thủ nghĩa vụ thuế và mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp để minh bạch giao dịch. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đăng ký tên miền website và bảo hộ thương hiệu để tránh bị sao chép. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trên sàn TMĐT như Shopee, Lazada,… cũng cần tuân thủ quy định về niêm yết sản phẩm và chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Để tránh các rủi ro về pháp lý, doanh nghiệp có thể cân nhắc các đơn vị tư vấn uy tín về pháp lý.

4. Xây dựng nền tảng thương mại điện tử

Xây dựng nền tảng thương mại điện tử
Một bước quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử là thiết lập một gian hàng trực tuyến. Để xây dựng một website chuyên nghiệp cho thương mại điện tử, việc lựa chọn nền tảng phù hợp là rất quan trọng. Một số nền tảng phổ biến mà doanh nghiệp của bạn có thể cân nhắc gồm:
  • Shopify: Đây là nền tảng được lựa chọn hàng đầu với giao diện thân thiện và dễ sử dụng. Shopify cung cấp cho doanh nghiệp nhiều tính năng giúp cho việc bán hàng thuận tiện như giới thiệu sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý doanh số, quản lý đơn hàng, tiếp thị, kết nối mạng xã hội,… Đặc biệt, Shopify hỗ trợ người bán thiết lập tất cả công việc trên một cách nhanh chóng và dễ dàng cho dù bạn có phải là người am hiểu về lập trình hay không.
  • WooCommerce: Là một plugin của WordPress, WooCommerce thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn tích hợp chức năng bán hàng vào trang web WordPress hiện có.
  • Magento: Nền tảng này phù hợp cho các doanh nghiệp lớn với nhu cầu phức tạp. Tuy nhiên, việc triển khai và quản lý Magento có thể đòi hỏi nguồn lực kỹ thuật đáng kể do đặc thù của phần mềm.
Để xây dựng thành công một gian hàng kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp cần nắm vững các bí quyết sau:
  • Thiết kế giao diện thân thiện với người dùng: Giao diện trực quan giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng online. Chỉ khi trải nghiệm mượt mà trên website thì người mua sắm mới có thể nhanh chóng “chốt deal” cho thương hiệu của bạn giữa vô vàn lựa chọn khác trên Internet.
  • Tích hợp phương thức thanh toán tiện lợi: Người tiêu dùng thời đại 4.0 ngày nay thanh toán với nhiều phương thức như thẻ tín dụng, ví điện tử và chuyển khoản ngân hàng,… Vì vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng với nhu cầu đó qua việc tích hợp đa dạng phương thức trên website.
  • Tối ưu tốc độ tải trang và giao diện cho thiết bị di động: Đây là yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng và cải thiện thứ hạng SEO trên các công cụ tìm kiếm. Theo nghiên cứu của Google, khi thời gian tải trang tăng từ 1 giây lên 3 giây, tỷ lệ người dùng rời website tăng 32%. Nếu thời gian tải kéo dài đến 5 giây, tỷ lệ này tăng lên 90%.
Lựa chọn đối tác đáng tin cậy để hỗ trợ kinh doanh thương mại điện tử: Việc lựa chọn các đối tác uy tín như BSS Commerce - đối tác cung cấp giải pháp ecommerce đa nền tảng như Shopify, Magento, có thể mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, BSS Commerce cung cấp các dịch vụ phát triển website và ứng dụng tùy chỉnh, giúp tối ưu hóa hiệu suất và trải nghiệm người dùng cho cửa hàng trực tuyến của bạn.
Bên cạnh việc xây dựng nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cũng nên nắm bắt Các Xu Hướng Công Nghệ Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu để gia tăng lợi thế cho doanh nghiệp của mình.

5. Phát triển chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu

Phát triển chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu
Sau khi đã bước đầu xây dựng gian hàng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng doanh số:
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Doanh nghiệp cần không ngừng tối ưu website thương mại điện tử để cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, … Có như vậy thì khách hàng mới có dễ dàng tìm thấy sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
  • Tiếp thị nội dung (Content Marketing): Một hình thức marketing phổ biến là cung cấp thông tin hữu ích và tạo niềm tin với khách hàng thông qua các bài viết, video hoặc infographics.
  • Sử dụng mạng xã hội: Thương hiệu cần không ngừng quảng bá sản phẩm và tương tác với khách hàng trên các nền tảng như Facebook, Instagram, và Twitter.
Dù tiếp thị thông qua nền tảng nào thì thương hiệu cũng cần đảm bảo tính nhất quán khi kinh doanh thương mại điện tử. Hay nói khác đi, doanh nghiệp cần duy trì thông điệp, hình ảnh và giá trị cốt lõi đồng nhất trên tất cả các kênh truyền thông để tạo dựng uy tín và sự nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Việc thực hiện các bước ở trên sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Tham khảo thêm: 15 Hình thức Marketing Thương Mại Điện Tử Hiệu Quả

6. Quản lý vận hành và chăm sóc khách hàng

Bên cạnh việc thu hút khách hàng qua các chiến lược marketing, doanh nghiệp cũng cần tối ưu quy trình vận hành để đảm bảo trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho người tiêu dùng. Một số điểm cần lưu ý bao gồm:
  • Quản lý kho hàng: Sử dụng hệ thống quản lý kho để theo dõi hàng tồn, tránh tình trạng thiếu hoặc dư hàng.
  • Xử lý đơn hàng: Tối ưu quy trình xử lý đơn nhanh, chính xác từ khâu đặt hàng đến giao nhận.
  • Vận chuyển: Hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín để đảm bảo giao hàng đúng hẹn và an toàn.
  • Chăm sóc khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, phản hồi kịp thời và xử lý khiếu nại hiệu quả nhằm nâng cao uy tín thương hiệu.
Tham khảo: Top 6 Phần Mềm Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng (CRM) Tốt Nhất Dành Cho Doanh Nghiệp

7. Theo dõi và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh

Đây là bước sau cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử. Quy trình này diễn ra liên tục giúp doanh nghiệp phát hiện điểm mạnh và yếu để điều chỉnh kịp thời. Một số gợi ý cho doanh nghiệp gồm:
  • Phân tích dữ liệu: Dùng các công cụ như Google Analytics để theo dõi lưu lượng truy cập, hành vi mua hàng và tỷ lệ chuyển đổi để tối ưu hóa kinh doanh
  • Tối ưu marketing: Điều chỉnh chiến dịch quảng cáo dựa trên dữ liệu thu thập
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Tối ưu giao diện, tốc độ tải trang và chức năng website theo phản hồi khách hàng.
Điều chỉnh danh mục sản phẩm: Cập nhật sản phẩm theo xu hướng thị trường và nhu cầu thực tế.

Những sai lầm thường gặp khi kinh doanh thương mại điện tử

Những sai lầm thường gặp khi kinh doanh thương mại điện tử
Khi kinh doanh thương mại điện tử, người bán thường mắc phải một số sai lầm phổ biến như sau:
  • Không nghiên cứu thị trường: Bỏ qua việc phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh có thể dẫn đến việc cung cấp sản phẩm không phù hợp với nhu cầu khách hàng. Hậu quả là người bán có thể gây lãng phí nguồn lực về tài chính hoặc nhân lực.
  • Phụ thuộc vào một kênh duy nhất: Việc tập trung vào một kênh tiếp thị có thể hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng và giảm doanh số bán hàng cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ khách hàng thiếu hiệu quả: Không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng có thể làm giảm uy tín thương hiệu và mất đi khách hàng tiềm năng.

Bí quyết mở rộng và phát triển kinh doanh thương mại điện tử

Để mở rộng và phát triển kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả, bạn hãy nhanh tay “bỏ túi” những bí quyết sau được tổng hợp từ các doanh nghiệp đi trước:
  • Đa dạng hóa kênh bán hàng: Thay vì tập trung vào 1 kênh duy nhất, doanh nghiệp cần hợp bán hàng trên nhiều kênh khách nhau. Đó có thể website riêng của nhãn hàng, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Nhờ đó, doanh nghiệp có tiếp cận nhiều khách hàng hơn và tăng đáng kể độ nhận diện thương hiệu.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Doanh nghiệp cần không ngừng cải thiện giao diện và chức năng trang web. Điều này có nghĩa là đảm bảo tốc độ tải trang nhanh và thân thiện với thiết bị di động. Ngoài ra, việc lắng nghe phản hồi khách hàng là vô cùng cấn thiết để nâng cấp website.
  • Phân tích dữ liệu khách hàng: Kinh doanh thương mại điện tử thành công khi doanh nghiệp có thể tận dụng được các công cụ phân tích để hiểu rõ hành vi mua sắm của khách hàng. Qua đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Hợp tác với các đối tác chiến lược: Doanh nghiệp cần lựa chọn những đối tác các giải pháp thương mại điện tử uy tín như BSS Commerce. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi kinh doanh thương mại điện tử.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về Bí quyết thành công trong kinh doanh thương mại điện tử. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng cửa hàng thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn quan tâm đến việc phát triển kinh doanh thương mại điện tử với đa dạng công cụ hữu ích, hãy liên hệ ngay với BSS Commerce nhé! BSS Commerce là đối tác chính thức của Shopify và Adobe Commerce (Magento) tại Việt Nam, sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiều năm kinh nghiệm với mong muốn đem đến những giải pháp website eCommerce tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. BSS Commerce đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp và đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử.

Leave a comment