Skip links

Magento vs Shopify: Nền Tảng Nào Phù Hợp Cho Doanh Nghiệp Của Bạn?

Nhờ các ưu điểm như sự tiện lợi và nhanh chóng, xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, và phần nào đẩy mạnh nhu cầu xây dựng cửa hàng trực tuyến của các doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng Thương mại điện tử và việc lựa chọn một nền tảng thích hợp có thể là một vấn đề khó khăn. Trong số đó, Magento vs Shopify là hai nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới, sở hữu đầy đủ các tính năng cần thiết giúp doanh nghiệp phát triển cửa hàng online của riêng mình. 

Lựa chọn được nền tảng phát triển website thương mại điện tử thích hợp chính là một trong các yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của kết quả kinh doanh. Để làm được điều đó chúng ta cần hiểu rõ những khác biệt giữa hai nền tảng: Magento vs Shopify. Hãy cùng khám phá ngay! 

Bên cạnh đó, tải ngay Ebook về lộ trình Xây dựng website TMĐT cho doanh nghiệp với những thông tin toàn diện, hiệu quả nhất cho quá trình ra quyết định trở nên dễ dàng. Link tải Ebook!

I. Tổng quan về Magento vs Shopify

1. Shopify

Shopify là một giải pháp SaaS (Software as Services) và được định nghĩa như một nền tảng eCommerce (thương mại điện tử) all-in-one cho phép tạo website bán hàng trực tuyến với đầy đủ các tính năng chuyên dụng. Shopify thuộc sở hữu của công ty thương mại điện tử đa quốc gia cùng tên, Shopify Inc., có trụ sở đặt tại Ottawa, Canada. Ra mắt năm 2004, tính đến thời điểm tháng 5 năm 2021 Shopify cán mốc 1,700,000 người dùng, phủ sóng trên khoảng 175 quốc gia và trở thành một trong những nền tảng phát triển eCommerce hàng đầu thế giới.

shopify

Hiện tại, Shopify cung cấp đa dạng các gói dịch vụ (Basic, Shopify, Advance và Shopify Plus) để người dùng có thể tự do lựa chọn tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh của mình. Danh sách những nhà bán lẻ tin dùng Shopify trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, một số thương hiệu nổi bật có thể kể đến như: Pepsi, Nestlé, Rebecca Minkoff, Kylie Cosmetics, LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton, Tesla Inc., The New York Times, Herschel, BBC, Heinz,…

2. Magento

Khác với Shopify, Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng mô hình MVC (Model View Controller). Magento giúp các doanh nghiệp xây dựng, phát triển website bán hàng online dựa trên nền tảng Zend Framework, nổi bật trong khả năng tích hợp với vô số ứng dụng hay tiện ích từ các bên thứ ba. 

Tháng 5 năm 2018 Magento tuyên bố được mua lại bởi tập đoàn Adobe và tiếp tục phát triển đến hiện tại. Nằm trong top những nền tảng eCommerce đang chiếm lĩnh thị trường, Magento thành công thu hút sự tín nhiệm của hơn 750,000 cửa hàng, với hơn 2,5 triệu lượt tải xuống và sẽ tiếp tục tăng đáng kể ở cấp độ toàn cầu.

magento

Magento hiện phát hành 2 phiên bản hướng đến nhóm đối tượng người dùng riêng biệt, bao gồm: 

  • Magento Open Source (phiên bản cộng đồng miễn phí): Mặc dù phiên bản này không yêu cầu trả phí, nhưng nó đã bao gồm tất cả các tính năng cơ bản được tích hợp sẵn mà một doanh nghiệp cần khi thiết lập một trang web đơn giản.
  • Magento Commerce/Adobe Commerce (phiên bản doanh nghiệp): Phiên bản trả phí này bao gồm rất nhiều những tính năng độc đáo và đặc biệt hơn cả. 

Một số thương hiệu tiêu biểu đang phát triển cửa hàng trực tuyến trên nền tảng Magento có thể kể đến như: Nike, Christian Louboutin, Hermès, Samsung, Harvey Nichols, Olympus, Liverpool FC,… 

Đọc thêm về top 30 Magento website ở Việt Nam và trên thế giới tại đây.

   II. So sánh Magento vs Shopify

1. Các tính năng và chức năng chính (Key features and Functionalities) 

Trước hết, so sánh về các tính năng và chức năng chính của Magento vs Shopify là cần thiết nhất. 

Shopify

Thiết lập và điều hành công việc kinh doanh với các gói dịch vụ khác nhau của Shopify, người dùng cũng được tiếp cận với nhiều tình năng khác biệt. Shopify hiện cung cấp:

  • Các chủ đề thiết kế cửa hàng có sẵn trên hệ thống
  • Kho ứng dụng miễn phí và có phí
  • Nhà cung cấp dịch vụ thành toán riêng, chấp nhận thẻ tín dụng
  • Shopify Blog: nơi cung cấp các bài viết về vận hành website, kết nối vo8i1 khách hàng
  • Gói dịch vụ dành riêng cho người dùng kinh doanh số lượng lớn muốn giảm phí giao dịch

Magento

Được thiết kế đặc thù cho mục đích thương mại, Magento có các tính năng nổi trội của một nền tảng eCommerce chuyên nghiệp. 

  • Quản lý sản phẩm, người dùng, kho hàng
  • Tích hợp nhiều phương thức thanh toán
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ
  • Dịch vụ khách hàng, chế độ Wishlist để lưu trữ và chia sẻ thông tin sản phẩm
  • Cho phép so sánh các sản phẩm với nhau
  • Cung cấp các điểm bán hàng, kho hàng,.. Khác nhau
  • Tích hợp Google Analytics
  • Tìm kiếm nâng cao, hỗ trợ tìm kiếm trên SiteMap
  • Bán hàng trực quan

Đặc biệt, ngoài việc nhắm mục tiêu đến các công ty B2C, Magento là một trong những nền tảng mạnh mẽ nhất dành cho các doanh nghiệp B2B, với các chức năng nổi bật bao gồm Tài khoản công ty, Danh mục dùng chung, Tín dụng của công ty, Danh sách chuyển đổi, Đặt hàng nhanh, Báo giá, và nhiều hơn nữa.

2. SEO & tiếp thị (SEO & Marketing)

Shopify

SEO được hỗ trợ trên Shopify với các tính năng cơ bản như thẻ URL tránh trùng lặp, mô tả meta có thể chỉnh sửa, tiêu đề,… Shopify còn ghi điểm khi giúp người dùng quảng bá sản phẩm trên các mạng xã hội như Facebook hay Pinterest mà không cần tích hợp thêm ứng dụng. Các báo cáo từ nền tảng này cho thấy các mục chính như doanh số, traffic, doanh thu,… được trình bày đơn giản, giúp người dùng dễ dàng nắm được kết quả kinh doanh.

Magento

Magento tích hợp sẵn SEO với các tính năng căn bản lẫn mở rộng, giúp người dùng tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm. Song song với SEO, Magento còn giúp các hoạt động tiếp thị của người dùng trở nên hiệu quả hơn nhờ các tùy biến khuyến mãi, những add-ons quảng cáo sản phẩm cũng có thể được cài đặt miễn phí. Nền tảng này còn cung cấp cho người dùng bản báo cáo chi tiết và toàn diện hơn hẳn so với Shopify.

Một số tính năng SEO và tiếp thị nổi bật của Magento có thể kể đến như: Quảng cáo, Truyền thông, Nội dung Người dùng, Tương tác với Khách hàng, SEO & Tìm kiếm và Bán hàng Riêng tư, vv. 

Magento-vs-Shopify-tính-năng

Magento với những tính năng SEO và Marketing ưu việt 

3. Giá cả (Pricing)

Shopify

Shopify tặng người dùng mới bản trial để với 14 ngày sử dụng dịch vụ miễn phí, bao gồm việc tạo cửa hàng trực tuyến đến thử nghiệm các tính tăng trước khi quyết định gắn bó với nền tảng. Sau khi xác định tiếp tục sử dụng Shopify, người dùng có 4 sự lựa chọn với các mức chi phí khác nhau, đi kèm là những giới hạn về tính năng. Tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu và mô hình kinh doanh, các doanh nghiệp nên cân nhắc để chọn gói dịch vụ thích hợp.

  • Basic: 29$/tháng
  • Shopify: 79$/tháng
  • Advance: 299$/tháng
  • Shopify Plus (dành cho khách hàng Enterprise): từ 2,000$/tháng
Magento-vs-Shopify

Bảng gía các gói của Shopify

Ngoài khoản cố định theo gói phải chi trả hằng tháng, Shopify chỉ tính thêm phí nếu như người dùng sử dụng các mẫu chủ đề hoặc ứng dụng mất phí..

Magento

Giữa Magento vs Shopify thì chi phí phải bỏ ra khi xây dựng cửa hàng trên nền tảng Magento sẽ cao hơn rất nhiều. Magento không thu phí người dùng theo tháng mà được chia ra như sau:

  • Magento Open Source: miễn phí
  • Adobe Commerce: phí license 1 năm khởi điểm từ $22,000 
bảng-giá-magento

Bảng giá chi phí Magento 

Ngoài ra người dùng Magento sẽ phải chi trả thêm về phí hosting (lưu trữ) và domain (tên miền), phí xây dựng và thiết lập website,.. tùy thuộc vào bên cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn. Với các tính năng quản trị phức tạp, người dùng sẽ cần sử dụng thêm các tiện ích mở rộng trên marketplace của Magento, và điều này cũng làm chi phí tăng đáng kể.

Có thể thấy, giá thành giữa Magento vs Shopify có sự chênh lệch đáng kể. 

4. Khả năng mở rộng (Scalability)

Shopify

Dù có hệ thống hỗ trợ tận tâm, việc sử dụng mã nguồn đóng dường như là một bất lợi của Shopify khi đề cập đến khả năng mở rộng. Mã nguồn và các chủ đề có sẵn vô tình làm mất đi tính linh hoạt của nền tảng, rất phức tạp để người dùng có thể kiểm soát và điều chỉnh tất cả theo ý muốn. Vì thế những doanh nghiệp khi lựa chọn Shopify thường là các thương hiệu với một bộ sản phẩm nổi bật và tính năng sản phẩm giới hạn.

Magento

Magento được đánh giá cao hơn Shopify về khả năng hỗ trợ doanh nghiệp thương mại điện tử mở rộng mô hình kinh doanh của họ. Với lợi thế mã nguồn mở, tùy biến cao các nhà phát triển website trên nền tảng này dễ dàng điều chỉnh trang thương mại điện tử khi quy mô kinh doanh thay đổi. Khả năng lưu trữ khổng lồ cũng là một điểm mạnh của Magento, khi trong tương lai doanh nghiệp phát triển danh mục sản phẩm lên gấp đôi, gấp ba hay thậm chí là nhiều hơn thế cũng không ảnh hưởng đến website của họ.

Magento có khả năng sao chép 50.000 lượt truy cập mỗi giờ và có hệ thống quản lý hàng tồn kho hạng nhất có thể giữ hàng trăm nghìn mặt hàng đồng thời. Hơn nữa, với sự trợ giúp của Varnish Cache, Magento có thể giảm thời gian phản hồi, hiển thị kết quả gần như ngay lập tức để duyệt danh mục, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất.

5. Tốc độ và hiệu suất (Speed & Performance) 

Shopify

Không có khách hàng nào cảm thấy hài lòng nếu quá trình mua sắm của họ bị gián đoạn bởi tốc độ tải trang chậm hay xử lý truy cập kèm hiệu quả. Shopify giải quyết tình trạng trên nhờ bản chất là giải pháp eCommerce được lưu trữ trên máy chủ với tốc độ tải trang ổn định. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc người dùng không thể tự ý điều chỉnh tốc độ truy cập của website. Khi có vấn đề xảy ra liên quan đến tốc độ và hiệu suất, doanh nghiệp chỉ có thể liên hệ với hộ ngũ hỗ trợ của Shopify để được giải quyết. 

Magento

Ngược lại với Shopify, nhờ đặc điểm tự chủ về hosting, người dùng Magento có khả năng kiểm soát môi trường lưu trữ linh hoạt hơn. Vì là nền tảng tự lưu trữ, trong các tình huống khiến tốc độ tải trang trở nên chậm chạp, doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh để tăng hiệu suất và tốc độ cho website. Khuyết điểm đáng kể của việc này là doanh nghiệp sẽ cần trả phí cao hơn để sử dụng dịch vụ lưu trữ đáng tin cậy của Magento.  

Thật khó để quyết định nền tảng nào tải nhanh hơn, bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất, bao gồm kích thước hình ảnh, thiết kế chủ đề, số lượng ứng dụng, plugin, tiện ích mở rộng, lưu trữ trang web, v.v.

6. Bảo mật (Security)

Shopify

Shopify đảm nhận việc đặt mã nguồn cho người dùng và đương nhiên cũng bao gồm trách nhiệm bảo mật cho mã nguồn và hệ thống. Shopify cung cấp mã hóa SSL và PCI DSS cấp 1 để bảo vệ cho các website trên nền tảng. Ngoài ra, việc xử lý thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, giao dịch với cửa hàng trực tuyến trên nền tảng cũng sẽ được thực hiện một cách thận trọng.

Magento

Về khả năng bảo mật, Magento cũng có chứng nhận PCI và hỗ trợ bảo mật SSL cho người dùng. Việc cung cấp các công cụ bảo mật thông tin giúp cho kho hàng hóa và dữ liệu khách hàng trên trang thương mại điện tử luôn an toàn. 

Người dùng Magento Community Edition có thể phải cài đặt tiện ích mở rộng bảo mật, nhưng chủ sở hữu trang web Adobe Commerce có đặc quyền sử dụng các tính năng bảo mật tích hợp. Ngoài ra, Magento cũng cung cấp các bản vá bảo mật thường xuyên để loại bỏ bất kỳ mối nguy hiểm về vấn đề an ninh mạng. Tuy nhiên, cài đặt này là thủ công cần được mã hóa. Do đó, người dùng có thể cần nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác của Magento.

7. Dễ sử dụng

Shopify

Nhờ vào đặc điểm và bản chất của một nền tảng được lưu trữ (hosted platform), Shopify cho phép người dùng thiết lập cửa hàng trực tuyến trong thời gian nhanh chóng với các bước đơn giản. Về cơ bản, có thể chỉ mất vài phút tuân theo hướng dẫn hoặc tùy chỉnh cấu trúc cửa hàng có sẵn từ hệ thống chúng ta đã sở hữu được một trang web bán hàng cho riêng mình. Các mẫu thiết kế cũng đã  được tối ưu cho cả thiết bị di động lẫn hiển thị trên màn hình desktop.

Magento

Trong một lưu ý khác, Magento vs Shopify thật sự rất khác nhau khi đề cập đến tính dễ sử dụng. Magento không hướng đến hình ảnh nền tảng thân thiện với mọi người dùng, doanh nghiệp sẽ cần đến một lập trình viên có chuyên môn, kiến thức về coding, hosting,… để cài đặt và thiết lập website bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, bỏ qua sự phức tạp, ưu điểm của việc này chính là người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát trang web và các hoạt động kinh doanh diễn ra trên nền tảng.

Liên lạc ngay với  BSS Commerce để được hỗ trợ tận tình về quy trình xây dựng trang web Magento. 

8. Hỗ trợ

Shopify

Sở hữu hệ thống hỗ trợ 24/7 luôn sẵn sàng để giải đáp và xử lý các vấn đề của khách hàng chính là một ưu điểm tuyệt vời của Shopify. Các doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu đến đội ngũ chăm sóc khách hàng của Shopify qua nhiều hình thức, từ điện thoại, email và cả livechat hiển thị trên trang chủ. Đặc biệt, tiện ích này được áp dụng bất kể doanh nghiệp đang sử dụng gói dịch vụ nào từ Shopify. Ngoài ra, Shopify Community cũng là nơi có thể giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp.

Magento-vs-Shopify

Shopify Community 

Magento

Khác với Shopify khi cung cấp hệ thống hỗ trợ cho tất cả gói dịch vụ, đội ngũ chăm sóc của Magento chỉ hỗ trợ các khách hàng sử dụng phiên bản doanh nghiệp. Đối với người dùng phiên bản cộng đồng sẽ không có bất kỳ hướng dẫn giải quyết nào từ hệ thống. Thay vào đó người dùng sẽ phải tìm hiểu và tự xử lý các vấn đề của mình từ các gợi ý trên diễn đàn các nhà phát triển website hay các chuyên gia về nền tảng Magento.

Ngược lại, người dùng Adobe Commerce sẽ nhận được sự hỗ trợ tình nhất để giải quyết tất cả các thắc mắc thông qua trò chuyện trực tiếp (live chat) hoặc email.

9. Tiện ích mở rộng và Plugin 

Shopify

Shopify App Store cung cấp cho người sử dụng nền tảng hơn 4,200 ứng dụng (apps), bao gồm cả ứng dụng miễn phí và trả phí. Các ứng dụng này giúp hỗ trợ hầu hết các phần của thương mại điện tử để một cửa hàng trực tuyến có thể vận hành hiệu quả như điều khiển hoạt động cửa hàng, tăng doanh thu (boost sales), quản lý email marketing,… Chỉ cần một cú nhấp chuột và vài thao tác đơn giản chúng ta đã có thể cài đặt hầu hết các tiện ích mở rộng và plugin. 

Magento

Hiện có hơn 4,163 tiện ích mở rộng (extensions) đang có mặt trên marketplace của Magento, cho phép doanh nghiệp tự do mở rộng website tương thích với nhu cầu của mình. Sự đồ sộ và đa dạng trong danh mục tiện ích là kết quả của môi trường mã nguồn mở, khuyến khích các lập trình viên phát triển và đóng góp thêm nhiều ứng dụng trên nền tảng. Từ xây dựng nội dung, tùy chỉnh, thanh toán, bảo mật cho đến hoạt động tiếp thị,… tiện ích bổ sung cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp trên mọi khía cạnh kinh doanh. 

Để đảm bảo chất lượng và các khía cạnh kỹ thuật, mỗi tiện ích mở rộng đã được đánh giá cẩn thận trước khi đưa ra Thị trường. Ngoài các tiện ích của chính Magento, mọi người có thể sử dụng các tiện ích mở rộng được phát hành từ các đối tác chính thức, chẳng hạn như BSS Commerce

Magento-vs-Shopify-tiện-ích

Tiện ích mở rộng đa dạng của Magento 

III. Magento vs Shopify: Doanh nghiệp nên sử dụng nền tảng thương mại điện tử nào? 

Cả Magento vs Shopify đều là những những lựa chọn sáng giá khi doanh nghiệp có ý định bước chân vào thị trường thương mại điện tử rộng lớn. Thật khó để chỉ ra rằng đâu nền tảng tốt hơn hay hiệu quả hơn bởi vì điều đó phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh, cách tiếp cận, kinh phí và cả quy mô phát triển của doanh nghiệp.

Bảng so sánh cụ thể về Magento vs Shopify được thể hiện dưới đây:

ShopifyMagento 
Các tính năng chính Phù hợp với B2C Vượt trội hơn về B2B 
SEO & tiếp thị Nhiều tính năng có sẵn Nhiều tính năng có sẵn 
Giá thành Giá thành hợp lý 
Basic: 29$/thángShopify: 79$/thángAdvance: 299$/thángShopify Plus (dành cho khách hàng Enterprise): từ 2,000$/tháng
Giá thành khá cao 
Magento Open Source: miễn phíAdobe Commerce: phí license 1 năm khởi điểm từ $22,000 
Khả năng mở rộng Còn hạn chếKhả năng mở rộng cao 
Bảo mật Tốt Tốt 
Dễ sử dụngDễ sử dụng hơn Khó sử dụng hơn 
Hỗ trợ Hệ thống hỗ trợ 24/7 và forum Hệ thống hỗ trợ 24/7 cho khách hàng Adobe Commerce và forum cộng đồng
Tiện ích mở rộng Đa dạng Đa dạng 

Magento là một nền tảng mạnh, được xây dựng với khả năng xử lý đa tính năng độc quyền, thỏa mãn hầu hết các yêu cầu của người dùng đối với eCommerce. Ngoài ra, nền tảng này gây ấn tượng với sức chứa dữ liệu khổng lồ, có thể lưu trữ toàn bộ data, ngay cả khi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp phát triển lên đến hàng trăm nghìn hoặc hơn thế nữa. 

Vì những lý do đó, Magento sẽ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành với số lượng sản phẩm đáng kể, cần được quản lý bởi các chức năng phức tạp. Vấn đề chi phí thường niên và việc yêu cầu người dùng phải có kiến thức chuyên môn về lập trình cũng đòi hỏi các doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính ổn định khi quyết định phát triển website trên nền tảng Magento.

So sánh với Magento, Shopify thể hiện tốt hơn trong việc cung cấp các tính năng eCommerce cơ bản cho một cửa hàng trực tuyến với giao diện dễ sử dụng, không cần kỹ thuật chuyên môn về lập trình để xử lý, phù hợp với phần lớn người dùng. Cửa hàng giao diện với vô số mẫu templates có sẵn, được thiết kế theo nhiều lĩnh vực khác nhau cũng giúp tiết kiệm phần lớn thời gian và công sức khi doanh nghiệp bắt tay vào xây dựng cửa hàng trực tuyến. 

Vì thế Shopify phù hợp hơn với đối tượng là các doanh nghiệp không có yêu cầu quá phức tạp trong việc tạo dựng và phát triển website của mình hoặc người dùng không có nhiều kiến thức lập trình, muốn tinh gọn quá trình thành lập cửa hàng online.

Lời Kết

Cùng là những nền tảng thương mại điện tử lớn, được sử dụng phổ biến và đáng tin cậy, song cả Magento vs Shopify đều tồn tại các ưu-khuyết điểm riêng biệt. Việc so sánh cũng như cân nhắc những điểm khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nền tảng phù hợp với mục tiêu, chiến lược và mô hình kinh doanh trực tuyến của mình. Hy vọng dựa vào những đặc điểm khác biệt kể trên, các thương hiệu sẽ có cơ sở rõ ràng và cụ thể để cân nhắc quyết định đầu tư thích hợp, mang lại hiệu quả đáng mong đợi.

Đọc thêm: WooCommerce và Magento

Leave a comment