Trong thời đại số hóa nhanh chóng như hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm những phương thức mới để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn. Một trong những xu hướng nổi bật chính là mô hình kinh doanh Direct-to-Consumer (D2C hay DTC) mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp. Vậy mô hình D2C này là gì và tại sao mô hình ấy ngày càng trở nên phổ biến trong thương mại điện tử? Trong bài viết này, BSS Commerce xin giới thiệu cho các bạn toàn bộ từ A đến Z mô hình D2C cùng những ưu, nhược điểm của mô hình cho doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng đón đọc nhé!
Mô hình kinh doanh D2C là gì?
Khái niệm D2C
Mô hình kinh doanh Direct-to-Consumer (D2C hay DTC) là một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp hay nhà cung cấp trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà không cần thông qua các bên trung gian như: người bán buôn (wholesalers), nhà phân phối (distributors) hay nhà bán lẻ (retailers). Mô hình kinh doanh này đạt được sức hút đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh có sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và marketing số.
Cách đặc điểm chính của mô hình của D2C
Mô hình kinh doanh D2C có những đặc điểm chính sau:
- Việc bán hàng trực tiếp, không qua khâu trung gian: Các công ty bán sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng trực tuyến, cửa hàng vật lý hoặc các kênh khác. Vì vậy, các doanh nghiệp hay nhãn hàng sẽ không cần sử dụng các bên trung gian để đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng.
- Quản trị thương hiệu một cách hiệu quả hơn: Khi trực tiếp bán sản phẩm mình cho người tiêu dùng, các công ty kiểm soát 100% hình ảnh của thương hiệu, thông điệp mà sản phẩm truyền tải hoặc duy trì tương tác trực tiếp tới khách hàng. Đây là giải pháp hữu hiệu cho việc xây dựng được độ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh.
- Quản lý được dữ liệu khách hàng: Các công ty sử dụng mô hình D2C có thể dễ dàng thu thập dữ liệu trực tiếp từ khách hàng. Qua đó, công ty có thể sử dụng để phân tích hành vi, sở thích cũng như xu hướng mua sắm của người tiêu dùng.
- Lợi nhuận cao: Với mô hình D2C, doanh nghiệp có thể đạt được biên lợi nhuận ấn tượng vì không cần phải chia sẻ nguồn thu cho các bên trung gian như nhà bán lẻ. Vì vậy, doanh nghiệp cũng có thể có mức giá cạnh tranh hơn khi bán trực tiếp cho người tiêu dùng và bỏ qua chi phí vận chuyển, cửa hàng hay nhân sự của các bên trung gian.
- Linh hoạt: Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của mô hình kinh doanh D2C khi so với các mô hình khác. Các doanh nghiệp theo mô hình D2C sẽ không bị phụ thuộc vào nhà bán lẻ hay các dịch vụ phân phối. Nhờ vào đó, doanh nghiệp D2C có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng.
Tại sao mô hình D2C ngày càng trở nên phổ biến trong thương mại điện tử
Mô hình D2C trở nên càng ngày phổ biến trong những năm gần đây có thể bởi những lý do sau:
- Tốc độ chuyển đổi số nhanh chóng của các doanh nghiệp: Sự phát triển không ngừng của công nghệ giúp các thương hiệu dễ dàng xây dựng sự hiện diện trực tuyến của mình trên nhiều nền tảng mạng xã hội hay các kênh truyền thông khác. Nhờ đó mà thương hiệu có tiếp cận trực tiếp tới khách hàng trong khi vẫn giảm được các bước trung gian.
- Nhu cầu thay đổi và hành vi của người tiêu dùng: Việc tương tác với thương hiệu là một yêu cầu thiết yếu của phần lớn người tiêu dùng hiện nay. Nghiên cứu chỉ thấy gần hai phần ba (64%) người tiêu dùng muốn các thương hiệu kết nối trực tiếp với họ. Vì vậy, mô hình D2C là một giải pháp tối ưu.
- Các động lực về kinh tế: Các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm gần đấy đòi hỏi các doanh nghiệp có thể linh hoạt và đơn giản hóa quy trình bán hàng. Để có được một mức giá cạnh tranh trên thị trường thì việc cắt giảm các chi phí trung gian là cần thiết.
Sự khác biệt giữa D2C và các mô hình kinh doanh truyền thống
Hai mô hình kinh doanh truyền thống phổ biến nhất chính là B2B (Business-to-Business) và B2C (Business-to-Consumer). Vậy đâu là điểm khác biệt giữa mô hình D2C với 2 mô hình kinh doanh truyền thống này? Cụ thể đặc điểm của từng mô hình được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tiêu chí/Mô hình | D2C (Direct-to-Consumer) | B2B (Business-to-Business) | B2C (Business-to-Consumer) |
Kênh phân phối | Doanh nghiệp phân phối trực tiếp đến khách hàng | Doanh nghiệp phân phối cho doanh nghiệp khác | Doanh nghiệp bán cho khách hàng qua trung gian (nhà bán lẻ, sàn thương mại điện tử) |
Tương tác với khách hàng | Trực tiếp, được cá nhân hóa | Gián tiếp, được quy định chặt chẽ qua hợp đồng | Gián tiếp, ít tương tác |
Quản trị thương hiệu | Toàn diện, nhất quán, độc lập | Phụ thuộc vào đối tác | Phụ thuộc vào các bên trung gian |
Lợi nhuận | Cao hơn hơn 2 loại còn lại (do không chia sẻ cho các bên trung gian) | Lợi nhuận trên mỗi đơn vị thấp hơn và phụ thuộc số lượng lớn | Lợi nhuận cần chia sẻ với các bên trung gian |
Thích ứng với các thay đổi của thị trường | Nhanh chóng, linh hoạt | Chậm hơn, quy trình phức tạp | Phụ thuộc tốc độ của các kênh phân phối trung gian |
Ưu điểm nổi bật của mô hình kinh doanh D2C
Sau khi so sánh mô hình D2C với các mô hình kinh doanh truyền thống, có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm vượt trội của mô hình D2C trong kinh doanh:
- Mô hình D2 cho phép doanh nghiệp được toàn quyền kiểm soát chuỗi giá trị (value chain) của mình. Khi loại bỏ các bên phân phối trung gian, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất và chuỗi giá trị. Nhờ đó mà thương hiệu có thể kiểm soát hoàn toàn trải nghiệm khách hàng và xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp sử dụng mô hình D2C có thể dễ dàng tiết kiệm chi phí. Thương mại điện tử với mô hình D2C giúp doanh nghiệp có cắt giảm các chi phí từ các kênh phân phối trung gian. Do vậy, doanh nghiệp sẽ đạt được biên lợi nhuận ấn tượng hơn so với B2C hay B2B. Ngoài ra, thương hiệu cũng có thể giảm được giá bán so với phương pháp bán lẻ truyền thống.
- Với mô hình D2C, thương hiệu có thể có được những phản hồi trực tiếp từ khách hàng. Hay nói khác đi, mọi feedback hay khiếu nại về sản phẩm sẽ được gửi trực tiếp tới thương hiệu. Qua đó, thương hiệu sẽ có các chiến lược cải thiện sản phẩm hiệu quả hơn bằng cách hiểu rõ hơn mong muốn của khách hàng.
- Thương hiệu D2C sẽ cho khách hàng một trải nghiệm marketing đa kênh. Ngày nay, người tiêu dùng luôn có mong muốn được tương tác với thương hiệu và “chốt deal” thông qua nhiều nền tảng. D2C sẽ là một giải pháp toàn diện với các kênh truyền thông thuộc kiểm soát của thương thiệu.
Doanh nghiệp nào nên áp dụng mô hình D2C?
Các doanh nghiệp hay thương hiệu nên áp dụng mô hình D2C sẽ đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Sản phẩm mới và khác biệt: Nếu thương hiệu của bạn cung cấp một mặt hàng “hiếm có khó tìm” hay không xuất hiện rộng rãi trên các kênh bán lẻ thì mô hình D2C sẽ là một quyết định sáng suốt. Thương hiệu D2C có thể tiếp cận trực tiếp đối tượng khách hàng mục tiêu mà không phải chịu sự cạnh tranh từ các sản phẩm tương tự.
- Độ nhận diện thương hiệu mạnh (brand identity): Các công ty đã có sẵn tệp khách hàng mạnh và độ nhận diện cao trên thị trường có thể tận dụng tối đa mô hình D2C. Thương hiệu D2C có thể xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn và cá nhân hóa cao với khách hàng.
- Sản phẩm yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao: Đây chính là các thương hiệu sản xuất sản phẩm chất lượng cao và muốn duy trì việc kiểm định chất lượng sản phẩm. Mô hình D2C sẽ đảm bảo tính nhất quát về chất lượng và dịch vụ cho doanh nghiệp.
- Am hiểu về công nghệ (Digital Savvy): Mô hình D2C sẽ là một khoản đầu tư đáng giá nếu doanh nghiệp đã có sẵn nguồn lực thương mại điện tử và đã phần lớn chuyển đổi số thành công. Điều này là bởi mô hình D2C đòi hỏi sự ứng dụng công nghệ tốt trong bối cảnh ngày nay.
Những điều kiện này có thể giúp các công ty tận dụng tối đa lợi thế của mô hình D2C và đạt được thành công trong bối cảnh thương mại điện tử đầy cạnh tranh. Tuy nhiên, việc áp dụng và chuyển đổi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác
Để được tư vấn kỹ hơn về lộ trình chuyển đổi sang mô hình kinh doanh D2C với website chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ BSS Commerce. BSS Commerce là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ xây dựng ecommerce website giúp các doanh nghiệp phát triển trong thời đại số.
Bí quyết thành công khi chuyển đổi sang phương thức D2C?
Để đạt được nhiều thành công với mô hình kinh doanh D2C, thương hiệu nên nắm vững các “bí kíp” sau:
- Xây dựng độ nhận diện thương hiệu: Điều này có nghĩa là thương hiệu cần có một hình ảnh nhất quát cùng một câu chuyện hấp dẫn gây ấn tượng với tệp khách hàng mục tiêu.
- Tận dụng tối đa công nghệ: Trong thị trường thương mại điện tử đầy cạnh tranh vì việc vận dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao trải nghiệm khách hàng là vô cần thiết. Một số công nghệ nổi bật hiện nay gồm có AI, chatbot, AR/VR, v…v…
- Luôn lấy khách hàng làm trung tâm (Customer centric): Một thương hiệu D2C thành công là một thương hiệu luôn đặt khách hàng làm yếu tố quyết định đến mọi chiến lược kinh doanh. Điều này có nghĩa là tích cực lắng nghe phản hồi của khách hàng hay cung cấp những trải nghiệm được cá nhân hóa để đạt được sự hài lòng.
Nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai phương thức D2C
Vậy đâu là những nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp triển khai mô hình D2C? Hãy cùng khám phá nhé!
Shopify
Shopify là một nền tảng thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình. Được thành lập vào năm 2006, Shopify đã trở thành một trong những nền tảng phổ biến nhất cho các doanh nghiệp muốn bán hàng trực tuyến.
Shopify là cái tên nổi bật cho các doanh nghiệp D2C bởi các thế mạnh vượt trội sau:
- Giao diện thân thiện: Shopify cung cấp giao diện trực quan và dễ sử dụng. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập và quản lý cửa hàng trực tuyến mà không cần quá nhiều kiến thức kỹ thuật.
- Tùy chỉnh linh hoạt: Thương hiệu D2C sử dụng Shopify có thể sử dụng kho thiết kế mẫu phong phú và đa dạng. Đặc biệt hơn, Shopify cho phép người bán được tùy tỉnh giao diện theo ý muốn từ các tùy chọn đơn giản đến các tùy chỉnh nâng cao.
- Quy trình thanh toán tối ưu: Thương hiệu D2C có thể tích hợp ngay các tùy chọn thanh toán khác nhau và đảm bảo các giao dịch an toàn. Điều này có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Khả năng mở rộng: Shopify có khả năng mở rộng tốt, cho phép thương hiệu quản lý cửa hàng trực tuyến một cách trơn tru. Bên cạnh đó, Shopify đi kèm nhiều tùy chọn cho mở rộng như Expansion Stores, Shopify Markets, …
- Khả năng SEO: Khi sử dụng Shopify, các thương hiệu theo mô hình D2C có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ SEO. Qua đó, việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm và thu hút khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Bảo mật cao: Các doanh nghiệp D2C rất cần dữ liệu khách hàng để phân tích và lên kế hoạch kinh doanh. Shopify đảm bảo an toàn cho dữ liệu khách hàng và giao dịch mà không phụ thuộc vào các bên trung gian.
- Hỗ trợ khách hàng 24/7: Để đáp ứng yêu cầu về “Customer Centric” cho các thương hiệu theo mô hình D2C, Shopify cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7. Qua đó, các vấn đề kỹ thuật hay thắc mắc của khác hàng sẽ được giải đáp một cách nhanh chóng.
Xem thêm: Shopify là gì? Giải Pháp eCommerce Được Ưa Chuộng 2025
Một số nền tảng khác
Ngoài ra, thương hiệu có thể tham khảo một số nền tảng thương mại điện tử khác như: WooCommerce, Magento, BigCommerce, Wix,… Những nền tảng này đều có những ưu nhược điểm riêng, giúp các doanh nghiệp D2C dễ dàng xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình.
Bài học từ các thương hiệu thành công với mô hình kinh doanh D2C
Gymshark
Một trong những thương hiệu thành công nhất về mô hình D2C phải kể đến là Gymshark. Gymshark là một thương hiệu thời trang thể thao nổi tiếng, chuyên cung cấp các sản phẩm quần áo tập gym chất lượng cao. Thương hiệu được sáng lập bởi Ben Francis, đi từ một cửa hàng nhỏ lẻ đến một thương hiệu được định giá 1,4 tỷ đô la trong 10 năm. Chỉ có 8 công ty ở Vương quốc Anh có thể đạt được điều này kể từ đầu thế kỷ 21.
Thành công với mô hình D2C của Gymshark một phần là nhờ việc sử dụng Shopify Plus. Thương hiệu này đã chuyển sang Shopify Plus từ Magento sau một ngày Black Friday gây gián đoạn hệ thống. Doanh nghiệp tiếp tục phát triển nhanh chóng mặt với cửa hàng hàng đầu mới mở trên phố Regent ở London, và nhịp tăng trưởng không có dấu hiệu chậm lại kể từ năm 2023. Không chỉ là một thương hiệu D2C thành công, Gymshark còn là một ví dụ tuyệt vời về một website xuất sắc trên nền tảng Shopify.
Gần đây, thương hiệu cũng đã dần chuyển sang mô hình thương mại điện tử headless, sử dụng Shopify với CMS Contentful để có một cửa hàng linh hoạt hơn.
Xem thêm: Top 10 thương hiệu nổi bật sử dụng Shopify Plus tại Việt Nam
Huel
Được thành lập vào 2015, Huel (Human Fuel) là một trong những doanh nghiệp D2C thành công nhất của Anh Quốc. Huel cung cấp thực phẩm dinh dưỡng toàn diện cho người dùng. Thương hiệu xuất phát từ các sản phẩm ban đầu dưới dạng bột, sau đó đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình bao gồm các thức ăn nóng, đồ uống vitamin, thanh ăn nhẹ, đồ uống pha sẵn và thậm chí cả quần áo. Thương hiệu được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong các năm tiếp theo.
Huel sử dụng nền tảng Shopify để triển khai mô hình D2C của mình. Với Shopify, Huel dễ dàng cung cấp các sản phẩm giàu dinh dưỡng của mình đến khách hàng ở nhiều khu vực trên thế giới. Điều này là nhờ khả năng mở rộng của Shopify. Huel giờ đây có thể xử lý một số lượng lớn đơn hàng mà không gặp bất kỳ vấn đề nào. Gian hàng trực tuyến của Huel có phong cách tối giản vô cùng bắt mắt.
Allbirds
Allbirds là một thương hiệu giày dép và quần áo của Mỹ. Trong vòng hai năm đầu tiên kể từ khi thành lập, công ty đã đạt được mức định giá một tỷ đô la. Đây là một ví dụ điển hình cho thương hiệu bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) có thể thành công lớn khi tập trung vào sự đổi mới, phát triển bền vững và tư duy lấy khách hàng làm trung tâm (Customer-Centric Mindset).
Thương hiệu D2C này sử dụng Shopify để xây dựng cửa hàng online của mình. Allbirds bán các sản phẩm độc quyền của mình trên trang web được hỗ trợ bởi Shopify và trong các cửa hàng bán lẻ của mình (thông qua hệ thống POS của Shopify).
Shopify đã đưa Allbirds trở thành nhà bán lẻ đa kênh, mục tiêu mà thương hiệu luôn hướng đến. Travis Boyce, Trưởng bộ phận bán lẻ Toàn cầu tại Allbirds, đã dành lời khen cho nền tảng này: “Với Shopify Plus, chúng tôi có hệ thống điểm bán hàng và thương mại điện tử dễ dàng kiểm soát với một công cụ duy nhất. Điều này phục vụ mục đích cuối cùng của chúng tôi là trở thành nhà bán lẻ đa kênh và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng – bất kể họ mua sắm với chúng tôi ở đâu.”
Kylie Cosmetics
Kylie Cosmetics là thương hiệu mỹ phẩm tự phát triển bởi một trong những celeb đình đám trên mạng xã hội, Kylie Jenner. Kylie Jenner là người được theo dõi nhiều thứ hai toàn cầu trên nền tảng Instagram, với hơn 368 triệu người theo dõi.
Thương hiệu D2C này nổi tiếng với việc “cháy hàng” các bộ sưu tập mới chỉ trong vài phút. Đặc biệt, trong các mùa cao điểm thì lượng truy cập tăng đột biến đủ để làm sập hầu hết các nền tảng thương mại điện tử. Vì vậy Kylie Cosmetics quyết định chuyển đổi sang nền tảng Shopify vào năm 2016. Trong cùng năm đó, thương hiệu đã có một trong những lần ra mắt sản phẩm lớn nhất trong lịch sử thương mại điện tử với hơn 200 nghìn lượt truy cập trang web. Và đương nhiên, lượng truy cập khủng như vậy cũng không thể làm khó được nền tảng Shopify.
Bombas
Bombas là một thương hiệu D2C của Mỹ. Thương hiệu này nổi tiếng với việc bán tất, áo phông, đồ lót và nhiều sản phẩm khác chất lượng cao thông qua trang web Shopify Plus của mình. Thương hiệu này cũng đặc biệt được biết đến với tinh thần nhân đạo qua việc hỗ trợ những người kém may mắn. Với mỗi sản phẩm họ bán trên trang web, họ quyên góp một sản phẩm tương tự cho người vô gia cư ở Mỹ. Đến nay, họ đã quyên góp hơn 50 triệu sản phẩm – một con số đáng khen ngợi. Thương hiệu lần đầu được biết đến qua chương trình Shark Tank của Mỹ và đã thành công gọi vốn 200.000 USD.
Bombas chuyển qua Shopify từ nền tảng Magento. Trước đây, trang web Magento của thương hiệu đã bị sập 2 lần, một lần trong buổi công chiếu tập Shark Tank và một lần nữa khi tập phim được phát lại. Điều này là do những hạn chế của nền tảng cũ trong việc mở rộng. Kể từ khi chuyển đổi sàn Shopify, Bombas đã giải quyết được các vấn đề về mở rộng và tiết kiệm gần 100.000 USD chi phí duy trì website.
Như vậy, Bombas là một ví dụ nổi bật cho một thương hiệu D2C thành công, không chỉ trong việc kinh doanh mà còn trong việc tạo tác động xã hội.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu phát triển website thương mại điện tử D2C với Shopify và Shopify Plus, hãy liên hệ BSS Commerce để được hỗ trợ toàn diện.
Một số lưu ý trước khi triển khai mô hình D2C
Trước khi triển khai mô hình D2C, thương hiệu cần lưu ý các điểm sau:
- Xác định đúng tệp khác hàng mục tiêu
- Xây dựng website D2C với nền tảng phù hợp như Shopify, Shopify Plus, …
- Áp dụng chiến lược truyền thông và Digital Marketing hiệu quả
- Tận dụng khả năng bán hàng đa kênh, qua cửa hàng online lẫn offline
- Đưa ra quyết định cần dựa trên dữ liệu
- Quản lý chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị một cách tối ưu
- Không ngừng đánh giá và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với điều kiện thị trường.
Tổng kết về mô hình D2C
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về mô hình kinh doanh Direct-to-Consumer (D2C). Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về mô hình D2C ngày càng phổ biến trong thương mại điện tử ngày nay.
Ngoài ra, nếu bạn muốn được tư vấn thêm về quy trình chuyển đổi sang D2C và phát triển website với Shopify & Shopify Plus với hiệu quả tối ưu, hãy liên hệ ngay với BSS Commerce nhé!
BSS Commerce là đối tác chính thức của Shopify tại Việt Nam, sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiều năm kinh nghiệm với mong muốn đem đến những giải pháp website eCommerce tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. BSS Commerce đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp và đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử D2C.