“PWA or Mobile App” là một trong những sự so sánh phổ biến trong thị trường thương mại điện tử để tìm ra sự lựa chọn tốt hơn cho doanh nghiệp. Trong trường hợp các doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp để nâng cấp cho những sản phẩm của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải tìm ra câu trả lời cho sự so sánh này để đưa ra giải pháp phát triển phù hợp cho doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cho bạn những thông tin hữu ích về PWA, Mobile App và chỉ ra cho bạn đâu sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho từng loại doanh nghiệp. Cùng theo dõi bài viết này để tìm ra câu trả lời nhé!
Tổng quan về PWA và Mobile App
Trước khi đi đến so sánh giữa PWA vs Mobile App, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những thông tin tổng quan về PWA và Mobile App.
Về PWA
PWA là viết tắt của Progressive Web Apps. Đây là một thuật ngữ được dùng để biểu thị phương pháp phát triển phần mềm mới. So với các ứng dụng truyền thống thì PWA có sự ưu việt hơn khi có thể kết hợp trang web thông thường cùng với một ứng dụng di động. Bên cạnh đó, PWA còn có khả năng kết hợp với các tính năng mới được cung cấp từ các trình duyệt hiện đại với lợi ích của trải nghiệm di động.
Progressive Web App
Source: MindInventory
Hiện nay, PWA đang là một trong những công nghệ thiết kế website hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Nó được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn về công nghệ website bao gồm có HTML, CSS và JavaScript. Nhờ vào đó, PWA cho phép người dùng khả năng làm việc ngoại tuyến, cung cấp chức năng thông báo đẩy cũng như cho phép truy cập vào phần cứng của các thiết bị. PWA còn không ngừng cải thiện trải nghiệm người dùng với trải nghiệm tương tự như phần mềm gốc.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng đã sử dụng PWA. Đầu tiên, không thể không nhắc đến Twitter, Instagram, Forbes, Tinder,…
Lấy Forbes làm một ví dụ cụ thể, đây là một tạp chí kinh doanh khá nổi tiếng đến từ Mỹ. Theo Forbes, nhờ vào việc xây dựng PWA, Forbes đã có cơ hội cắt giảm khoảng thời gian tải từ 6,5 giây xuống chỉ còn 2,5 giây. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra nhiều lượt hiển thị hơn so với trang website di động cũ khoảng 20%. Một ví dụ nữa là từ Tinder, nhờ vào việc sử dụng PWA, ứng dụng hẹn hò này đã có thể giảm thành công thời gian tải xuống từ 11,91 giây còn 4,69 giây.
Về Mobile App
Mobile app được biết đến là một chương trình ứng dụng dành riêng cho các thiết bị di động như là tablet hay smartphone. Mobile app cho phép người dùng có thể truy cập vào những nội dung mà bạn mong muốn ngay trên thiết bị di động mà bạn sử dụng. Mobile app sẽ là một không gian lớn đã được thu nhỏ để người dùng có thể giải trí, xem tin tức và mua sắm,…
Source: Brands Vietnam
Mobile App
Mobile app thường chưa một lượng lớn các khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Hiện nay, Mobile app được chia ra làm hai loại:
Hybrid App
Hybrid App được biết đến là một ứng dụng lai, trong đó nó kết hợp những đặc điểm nổi bật giữa web app và native app. Web này được viết các ngôn ngữ lập trình web như là Javascript, HTML5 hay CSS3.
Native App
Native App được biết đến là loại ứng dụng được sử dụng để tải những nội dung mà bạn mong muốn xuống thiết bị điện thoại di động của bạn và sẽ sử dụng chúng bằng cách truy cập vào phần mềm. Một số Native App phổ biến như là các ứng dụng tra từ điển hay các game mobile offline,…
ĐỌC THÊM: Top các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả
Ưu điểm và nhược điểm của PWA or Mobile App
Sau khi cung cấp cho bạn các thông tin về PWA và Mobile App, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích những ưu điểm và nhược điểm của từng loại. Nhờ vào đó, các doanh nghiệp sẽ dựa trên những yếu tố mà doanh nghiệp chú trọng để dễ dàng lựa chọn ra giải pháp phù hợp với đặc điểm, tính chất doanh nghiệp.
Ưu điểm và nhược điểm của PWA
Ưu điểm của PWA
Dưới đây là một vài ưu điểm nổi bật của PWA:
Làm việc như một Native App
PWA cho phép người dùng truy cập trực tuyến như những sự lựa chọn truyền thống của nó. Bên cạnh đó, nó còn sử dụng hệ thống dữ liệu đã được lưu trữ trong bộ nhớ cache từ lần tương tác cuối cùng với hệ thống Internet. Điều này có nghĩa là, khi xây dựng PWA cho doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ có thể kết nối tới khách hàng cuối cùng. Kể cả trong trường hợp kết nối Internet của bạn bị giới hạn, bạn vẫn có khả năng kết nối với những khách hàng đó.
Đối với những doanh nghiệp thương mại điện tử đã thiết kế danh mục sản phẩm, tính năng này sẽ mang lại không ít lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn khi nó có thể làm gia tăng tỷ lệ giữ chân người dùng.
Do đó, có thể nói rằng PWA đã bắt chước hiệu suất cũng như tốc độ của một Native App.
Bạn không cần phải cài đặt PWA từ App Stores
Một trong những vấn đề mà nhiều người dùng than phiền là khi họ phải chờ đợi để tải phần mềm xuống. Sau đó, lại phải cài đặt và sử dụng ứng dụng đó trên điện thoại di động. Nhận thấy điều đó, PWA đã tìm ra phương pháp cải thiện vấn đề này bằng cách loại bỏ việc truy cập vào các cửa hàng ứng dụng để tải PWA. PWA sẽ được lưu trữ trực tiếp trên máy chủ trang web. Bên cạnh đó, nó cùng không yêu cầu nhiều dung lượng trong bộ nhớ điện thoại của người dùng như các ứng dụng gốc khác. Bạn thậm chí còn có thể tìm các thư mục cụ thể mà PWA cho phép bạn sử dụng.
Tối ưu hóa PWA cho công cụ tìm kiếm
Một ưu điểm nữa của PWA mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là lợi thế về SEO. Một khi ứng dụng gốc được xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, bạn sẽ thấy hầu hết các liên kết của các cửa hàng ứng dụng mà nó liên kết với.
Tối ưu hóa PWA cho công cụ tìm kiếm
Source: Digital marketing
Cũng giống như các trang web, PWA cũng có các URL duy nhất mà có thể kết nối được. SEO là công cụ cần thiết mà một doanh nghiệp sẽ sử dụng để mở rộng khả năng nhận diện thương hiệu. Do đó, việc bạn biết tối ưu hóa PWA và áp dụng các kỹ thuật SEO cần thiết sẽ là rất thiết thực để xây dựng trang web.
Trong khi điều này là không thể khi một khách hàng sử dụng một ứng dụng. Hành vi của người dùng trong PWA có thể được theo dõi bằng các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, PWA còn cho phép bạn trích xuất những thông tin hữu ích từ người dùng để thực hiện những thay đổi trong chiến lược marketing phù hợp với từng doanh nghiệp.
Gửi thông báo đẩy
Khi bạn gửi một tin nhắn qua một ứng dụng mà bạn đã thiết lập, một thông báo sẽ được hiển thị trên thiết bị di động của bạn. Những thông báo như thế sẽ được gọi là thông báo đẩy. Thông báo này tương tự như một tin nhắn có chức năng thông báo người dùng về những sự kiện, chương trình liên quan đến app đó. Chắc hẳn bạn đã từng nhận được những thông báo như thế từ Amazon, UberEats,… Do đó, khi sử dụng PWA, chiến dịch marketing của bạn sẽ được hỗ trợ tích cực bởi chức năng này.
Khả năng sử dụng ngoại tuyến
Một trong những ích hàng đầu của PWA mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là khả năng sử dụng ngoại tuyến. Nội dung của ứng dụng sẽ được hiển thị cho bạn ngay cả khi bạn đang không có kết nối Internet.
Chính vì thế, đấy được coi là một trong những ưu điểm hàng đầu để doanh nghiệp tìm kiếm cho mình những khách hàng trung thành.
Nhược điểm của PWA
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, không thể không nhắc tới một vài ưu điểm sau mà PWA đang phải tìm cách đối mặt.
Không có sẵn trên App Store
Một trong những thói quen của người dùng là truy cập vào App Store để tìm kiếm những ứng dụng mà họ tìm kiếm. Tuy nhiên, PWA lại không có sẵn trên nền tảng App Store. Do đó, họ đã và đang để mất đi một tỷ lệ đáng kể người dùng cuối cùng tìm kiếm chúng trực tuyến trên App Store.
Không có sẵn trên App Store
Source: 60 giây
Khả năng truy cập vào các tính năng của các thiết bị thông minh bị hạn chế
Chắc hẳn bạn đã trải qua tình huống này: Bạn tải một ứng dụng từ App Store và ứng dụng đó yêu cầu bạn phải cho phép ứng dụng đó truy cập vào danh bạ, camera hay địa chỉ,… Dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp, họ thường muốn các ứng dụng phải “hỏi” sự cho phép từ người dùng để mang lại cho người dùng một trải nghiệm tốt hơn. Tuy nhiên, PWA sẽ không thể làm được điều đó!
ĐỌC THÊM: Hiểu về Magento PWA và ứng dụng của PWA tại Việt Nam
Ưu điểm và nhược điểm của Mobile App
Mobile App bao gồm có Hybrid App và Native App, cùng BSS Commerce tìm hiểu về ưu và nhược điểm của hai ứng dụng này nhé!
Ưu điểm và nhược điểm của Mobile App
Source: SoftWorld Vietnam
Ưu điểm và nhược điểm của Hybrid App
Ưu điểm Hybrid App
- Bạn sẽ chỉ cần viết 1 lần nhưng lại có thể chạy ứng dụng ở nhiều nơi. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.
- Hybrid App có thể được đưa lên Google Play Store hoặc App Store một cách dễ dàng để tải về và sử dụng.
- Hybrid App có trình duyệt nhúng riêng với các ứng dụng bên trong.
- Hybrid App có nhiều tính năng có sẵn trong smartphone.
- Cho phép các nhà phát triển web sử dụng các kỹ năng như CSS, HTML, AngularJS,… từ đó tạo ra các ứng dụng mobile mà không cần sử dụng Objective-C hoặc Java.
- Dễ dàng phát triển hơn so với các ứng dụng khác.
- Một số ứng dụng của Hybrid App không cần phải nhận sự hỗ trợ từ cơ sở dữ liệu mà có thể hoạt động ngoại tuyến.
- Cách thức bảo trì rất đơn giản, nhanh chóng mà không cần phải tốn nhiều thời gian.
Nhược điểm của Hybrid App
Mặc dù Hybrid App có rất nhiều ưu điểm như được kể đến ở trên, tuy nhiên ứng dụng này vẫn phải đối mặt với một vài nhược điểm như:
- Tốc độ chạy khá chậm.
- Trong quá trình sử dụng có thể phát sinh vấn đề giật, lag.
- Giao diện với nhiều hình ảnh không mấy quen thuộc, tự nhiên so với các ứng dụng khác.
- Phát sinh nhiều khó khăn khi xử lý các vấn đề liên quan tới phần cứng.
Ưu điểm và nhược điểm của Native App
Để bạn hiểu hơn về Native App, BSS Commerce sẽ giới thiệu về những ưu điểm, nhược điểm của Native App.
Ưu điểm của Native App
- Cho phép sử dụng tính năng: Native app cho phép mọi người dùng quyền truy cập và sử dụng toàn bộ các tính năng gồm có các tính năng của phần cứng như GPS, camera, trang thiết bị thu âm,… hay các quyền sử dụng cá nhân như là ghi, chép, tạo hoặc đọc tệp tin của các bộ nhớ,…
- Tăng tính trải nghiệm cho người dùng: Native app luôn hướng tới cải thiện trải nghiệm khách hàng khi luôn tìm cách đáp ứng toàn bộ các nhu cầu của khách hàng nhờ vào thao tác mượt mà và dễ sử dụng.
- Tính năng bảo mật: Native app là một ứng dụng khá an toàn để sử dụng. Đây được coi là một lợi thế hàng đầu của nó bởi hầu hết các doanh nghiệp luôn chú trọng việc cung cấp thông tin cho khách hàng cũng như trong lĩnh vực kinh doanh hay bất cứ dữ liệu nhạy cảm nào khác.
- Chức năng tổng thể: Native app có khả năng kết nối tới phần cứng của các thiết bị với các cơ sở dữ liệu khác nhau. Do đó, người dùng sẽ không cần plugin hay sử dụng bất cứ công cụ bổ sung nào khác.
- Dung lượng gọn nhẹ: Native app còn có dung lượng gọn nhẹ, ít tốn bộ nhớ. Do đó, nó khá phù hợp với các sản phẩm có tính năng tương thích tốt so với các nền tảng có yêu cầu hiệu năng cao.
Nhược điểm của Native App
Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì Native App vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Native App không có sự nhất quán giữa các phiên bản ứng dụng. Với mỗi Native App, người dùng chỉ được sử dụng trên một hệ điều hành cố định và với mỗi hệ điều hành thì người lập trình phải có một code riêng.
- Chi phí cho quá trình xây dựng một Native App là tương đối cao và đòi hỏi cao ở khả năng ngôn ngữ của người lập trình.
- Tính đa dạng của các phiên bản điều hành là một trong những nhược điểm của Native App. Điều này gây cản trở việc phổ dụng của Native App, do đó, các thiết bị trên hệ điều hành cũ sẽ không có thể cài đặt được.
PWA or Mobile App, đâu là sự lựa chọn tốt hơn?
Khi so sánh PWA or Mobile App, chắc hẳn chúng ta sẽ nhận ra những ưu điểm, nhược điểm vốn có của mỗi ứng dụng. Từ đó, tùy vào đặc điểm, tính chất của từng doanh nghiệp, tùy vào những tiêu chí ưu tiên của từng tính năng mà doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn để tìm ra đâu là ứng dụng phù hợp giữa hai sự lựa chọn PWA or Mobile App.
PWA or Mobile App: Đâu là sự lựa chọn tốt hơn?
Source: MobiWork DMS
Tuy nhiên, khi nhìn vào nhu cầu sử dụng ứng dụng của người dùng những năm gần đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, PWA đang chiếm lợi thế và mang sự hứa hẹn hơn so với các Mobile App. Ngoài ra, những nhược điểm của Mobile App vẫn còn là những vấn đề lớn mà nhiều doanh nghiệp không muốn phải đổi mặt.
Với PWA, bạn sẽ có thể dùng app ngay trong trình duyệt và sau khi app được lưu vào màn hình chính thì bạn có thể dùng nó như một ứng dụng gốc. Bên cạnh đó, nó còn cho phép người dùng truy cập vào màn hình chính và sử dụng nó như một ứng dụng gốc.
Một minh chứng nữa cho lí do mà người dùng ưu tiên dùng PWA hơn là do các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thị trường cùng ưu tiên dùng ứng dụng này. Một trong số đó có thể kể đến như: Trivago, Starbucks, Twitter, OLX,… Vậy, bạn còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu ngay về dịch vụ xây dựng cửa hàng online với PWA của BSS Commerce. Chúng tôi tin chắc sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm tốt khi hợp tác với chúng tôi.
ĐỌC THÊM: So sánh hai nền tảng hàng đầu: Shopify Plus vs Magento 2 Commerce
BSS Commerce – Đơn vị cung cấp giải pháp thương mại điện tử uy tín
BSS Commerce là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ, giải pháp thương mại điện tử được thành lập từ năm 2012. Cho đến nay, BSS Commerce đã có hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử với 21,000+ khách hàng trên khắp thế giới và 500+ dự án thành công.
BSS Commerce luôn không ngừng tìm cách cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để có thể vươn lên trở thành một trong những đối tác cung cấp các giải pháp thương mại điện tử đứng đầu khu vực.
Hiện nay, BSS Commerce đang là đối tác giải pháp của Adobe (Magento) tại Việt Nam. BSS sẽ đảm bảo quá trình xây dựng và phát triển hệ thống thương mại điện tử một cách toàn diện và bền vững tùy thuộc vào đặc thù và tính chất của từng doanh nghiệp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thương mại điện tử nói chung hay PWA or Mobile App nói riêng, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cho những thắc mắc của doanh nghiệp bạn.