Skip links

Thương Hiệu Chuyển Đổi Từ Custom Platform Sang Shopify Plus: Top 10 Nổi Bật

Shopify đã trở thành “top-of-mind” cho các doanh nghiệp mỗi khi cần lựa chọn một nền tảng thương mại điện tử ổn định và uy tín. Để đáp ứng những yêu cầu cao hơn của các doanh nghiệp, Shopify đã cho ra mắt một phiên bản cao cấp mang tên Shopify Plus với nhiều tính năng ưu việt cho quy mô doanh nghiệp lớn. Trong bài viết này, hãy cùng BSS Commerce khám phá câu chuyện thành công của 10 thương hiệu chuyển đổi từ nền tảng tùy chỉnh (custom platform) sang Shopify Plus nhé!

Giới thiệu về sự chuyển đổi từ Custom Platform sang Shopify Plus

Custom Platform (nền tảng tùy chỉnh) là gì?

Custom Platform hay nền tảng tùy chỉnh có thể hiểu là một giải pháp về phần mềm, được thiết kế để phù hợp với nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Các nền tảng này cung cấp các chức năng được tối ưu hóa nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng khi đến với gian hàng online của doanh nghiệp.

Shopify Plus là gì?

tổng quan shopify plus

Shopify Plus là một phiên bản cao cấp hơn phiên bản thường của Shopify. Shopify Plus được thiết kế với những trang bị dành cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và các công ty đa quốc gia.

Xem thêm: Shopify vs Shopify Plus: Lựa Chọn Nào Cho Doanh Nghiệp?

Tại sao các thương hiệu lớn chọn Shopify Plus để phát triển bền vững?

Shopify Plus là một phiên bản toàn diện so với bản truyền thống với những ưu điểm tối ưu cho các doanh nghiệp lớn:

  • Khả năng mở rộng tùy biến theo nhu cầu, đặc biệt với các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh cần mở rộng quy mô
  • Hiệu suất cao, ổn định ngay cả những giai đoạn cao điểm như Black Friday và Cyber Monday
  • Khả năng tùy chỉnh không giới hạn, đồng bộ
  • Hỗ trợ toàn diện 24/7
  • Giá thành hợp lý với nhiều tính năng cao cấp

Điểm qua: Top thương hiệu sử dụng Shopify Plus tại Việt Nam

Top 10 thương hiệu chuyển đổi từ custom platform sang Shopify Plus thành công

Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi thành công từ các nền tảng tùy chỉnh khác sang Shopify Plus để tối ưu và duy trì tính cạnh tranh trên thị trường thương mại điện từ. Sau đây, BSS Commerce xin điểm mặt 10 thương hiệu đạt được nhiều bước tiến sau khi chuyển đổi từ custom platform sang Shopify Plus nhé!

Antonioli

Antonioli

Antonioli là một thương hiệu bán lẻ thời trang cao cấp hàng đầu được thành lập tại Milan vào năm 1987. Thương hiệu lần đầu chuyển đổi và ra mắt trên nền tảng thương mại điện tử vào năm 2008.

Trong những năm đầu vận hành website, Antonioli gặp ít nhiều khó khăn với chi phí bảo trì cao của nền tảng HiStreet mà công ty đang sử dụng. Bên cạnh đó, thương hiệu có nhiều mặt hàng với nhiều bảng giá khác nhau. Việc tích hợp những mức giá khác nhau ấy vào một cửa hàng thương mại điện tử duy nhất cũng là một thách thức, gây ảnh hưởng đến hiệu suất của trang và trải nghiệm của khách hàng.

Sau đó, Antonioli đã quyết định chuyển đổi website của mình từ nền tảng tùy chỉnh sang Shopify Plus để cải thiện hiệu suất cửa hàng online của mình. Shopify Plus đã khiến việc mở rộng và tối ưu trở nên dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo tốc độ và tính ổn định. Antonioli giờ đây đã có thể xử lý đơn hàng số lượng lớn trong các mùa cao điểm mua sắm.

Ngoài ra, thương hiệu cũng đã tối ưu hóa được việc quản lý dữ liệu và cải thiện hệ thống quản lý đơn hàng, tự động hóa quy trình hoàn trả hàng của khách hàng nhờ việc tích hợp 2 hệ thống PIM (Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm) và OMS (hệ thống quản lý đơn hàng) vào website Shopify Plus.

Sau chuyển đổi, Antonioli đã tăng 15% giá trị trung bình trên một đơn hàng (AOV), tăng 20% lượt truy cập và tăng 12.5% tỷ lệ chuyển đổi. Nhờ vào Shopify Plus, thương hiệu cũng đã đơn giản hóa và tự động hóa quy trình hoàn hàng, giúp tăng sự hài lòng từ khách hàng.

Xem thêm: 5 thương hiệu chuyển đổi website WooCommerce sang Shopify Plus thành công

Toby’s Sports

Toby’s Sports

Toby’s Sports là cửa hàng thể thao chuyên dụng đầu tiên và lớn nhất tại Philippines. Thương hiệu hiện có 67 cửa hàng bán lẻ và có một cửa hàng trực tuyến cung cấp hơn 100,000 sản phẩm.

Trước đây, Toby’s Sports gặp nhiều khó khăn khi sử dụng nền tảng tùy chỉnh và luôn cần sự hỗ trợ từ nhà phát triển bên thứ ba để thực hiện các cập nhật cơ bản cho website. Điều này làm cản trở việc thêm các sản phẩm mới, và điều chỉnh mức tồn kho một cách kịp thời. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng gặp những bất cập trong quy trình quản lý đơn hàng hay tối ưu hình ảnh sản phẩm.

Dự đoán rằng thương mại điện tử sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai và mong muốn có một phương thức hợp lý hơn để quản lý việc bán hàng trực tuyến, Toby’s Sports quyết định chuyển sang Shopify vào năm 2017 và nâng cấp Shopify Plus chỉ một năm sau đó. Với Shopify Plus, thương hiệu giờ đây có thể dễ dàng tải lên sản phẩm và thực hiện các thay đổi trên gian hàng điện tử.

Toby’s Sports cũng tích hợp Shopify Plus với Microsoft Dynamics và các ứng dụng bên thứ ba. Chính nhờ sự tích hợp ấy mà thương hiệu có thể cải thiện việc quản lý tồn kho và mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Hơn nữa, việc bán hàng trực tuyến và bán tại cửa hàng của Toby’s Sports hoạt động hài hòa, mang đến cho người Philippines trải nghiệm mua hàng đa kênh mượt mà.

Sau khi chuyển đổi sang Shopify Plus, ông “vua cửa hàng thể thao” tại Philippines đã tăng 13.5 lần doanh số, cải thiện lợi nhuận 101% và tăng tỷ lệ chuyển đổi 50%. Toby’s Sports không những giảm chi phí vận hàng mà còn tăng trưởng mạnh về lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.

Đọc thêm: 10 thương hiệu thành công chuyển đổi từ Magento sang Shopify Plus

Oh My Cream

Oh My Cream

Oh My Cream là một cửa hàng concept về làm đẹp sạch (clean beauty), được thành lập tại Pháp vào năm 2012. Thương hiệu hiện tại có hơn 20 cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu và một website song ngữ.

Oh My Cream gặp khó khăn với nền tảng tùy chỉnh ban đầu. Cụ thể, nền tảng gốc thiếu tính linh hoạt để quản lý hàng ngàn tài liệu tham khảo về sản phẩm và không cho phép tận dụng hết các tính năng cho cửa hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, Oh My Cream có chiến lược bán hàng đa kênh, mặc dù đã đầu tư rất nhiều nguồn lực nhưng chính sự thiếu linh hoạt của website đã gây ảnh hưởng đến việc khai thác toàn bộ tài nguyên thương mại điện tử ấy của nhãn hàng.

Với những thách thức trên, Oh My Cream quyết định chuyển sang Shopify Plus để dễ dàng trong việc tùy chỉnh và tối ưu hóa trải nghiệm tại cửa hàng vật lý và gian hàng online của mình. Nhờ công nghệ của Shopify Plus hỗ trợ tốt cho hoạt động thương mại điện tử của thương hiệu, Oh My Cream đã chứng kiến mức tăng doanh số bán hàng đáng kể. Từ đó, công ty có thể phân bổ nguồn lực vào phát triển các lĩnh vực khác như tiếp thị và phát triển sản phẩm. Ngoài ra, vào cuối năm 2021, Oh My Cream đã thay thế hệ thống thanh toán cổ điển bằng Shopify POS để cuối cùng cũng có được dữ liệu khách hàng 360 độ.

Sau khi chuyển đổi nền tảng website từ tùy chỉnh sang Shopify Plus, Oh My Cream chứng kiến những con số ấn tượng như tăng 25% giá trị trung bình của đơn hàng và tăng giá trị vòng đời khách hàng lên 50%. Việc cải thiện khả năng thu thập dữ liệu cho phép tạo ra chương trình khách hàng thân thiết hiệu quả hơn.

Xem thêm: Thương hiệu chuyển đổi nền tảng OpenCart sang Shopify Plus thành công

Nissin Foods

Nissin Foods

Nissin Foods là công ty thực phẩm hàng đầu Nhật Bản, được thành lập vào năm 1958. Thương hiệu nổi tiếng với việc tiên phong phát minh ra mì ăn liền trên thế giới, Chicken Ramen, và tiếp tục đưa ra thị trường thêm nhiều sản phẩm độc đáo khác.

Tất cả các trang web của Nissin Foods đều được xây dựng từ đầu (phát triển nội bộ) trên nền tảng tùy chỉnh từ trang sản phẩm đến hệ thống thanh toán đến điều phối vận chuyển. Điều này dẫn tới việc khi thương hiệu muốn đưa ra dịch vụ hoặc tích hợp phương thức mua hàng mới, họ phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn mỗi lần và tốn rất nhiều thời gian để thực hiện. Do đó, họ thường trì hoãn những ý tưởng mới này. Hơn nữa, khi lượng dữ liệu tăng lên dẫn đến việc thương hiệu bị giới hạn trong việc xử lý số lượng đơn hàng lớn cùng lúc. Khi lưu lượng lớn khách hàng truy cập vào website dẫn đến tình trạng khách khách không thể tiếp tục chuyển sang màn hình đặt hàng.

Vào tháng 9/2022, Nissin Foods quyết định chuyển đổi sang Shopify Plus. Nền tảng Shopify Plus đã giúp doanh nghiệp có thể xử lý nhiều đơn hàng lớn và đảm bảo an toàn thông tin khách hàng. Nhờ đó mà Nissin Foods có thể cải thiện hiệu suất và linh hoạt hơn khi cần triển khai các chiến dịch mới. Nổi bật nhất là dịch vụ “Professional Services” của Shopify giúp hoàn thành việc di chuyển dữ liệu phức tạp trong thời gian ngắn.

Những chuyển biến tích cực cho Nissin Foods hậu chuyển đổi bao gồm: tăng tốc tăng trưởng hướng tới mục tiêu đạt doanh số 10 tỷ yên, tăng tổng giá trị hàng hóa (GMV) lên 166%, tăng số lượng phiên truy cập lên 151% và tăng số lượng khách hàng quay lại lên 154%. Tất cả là nhờ vào việc nâng cao trải nghiệm mua sắm của nhãn hàng khi chuyển đổi nền tảng tùy chỉnh sang sử dụng Shopify Plus.

Wine Insiders

Wine Insiders

Được thành lập vào năm 1982, Wine Insiders là người đi đầu về cửa hàng rượu trực tuyến DTC. Thương hiệu này có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp rượu vang đến người tiêu dùng, với một danh mục sản phẩm phong phú và đa dạng.

Trước khi chuyển sang Shopify Plus, Wine Insiders gặp khó khăn với nền tảng tùy chỉnh hiện tại. Nền tảng này không thể giúp thương hiệu tận dụng các công nghệ mới nhất trong thương mại điện tử hay tích hợp nhiều ứng dụng. Hệ thống cũ yêu cầu công cụ từ bên thứ ba để xử lý thuế và các quy định cần tuân thủ về rượu. Đây là một cản trở cho Wine Insiders trong trong việc mở rộng và tối ưu hóa hoạt động.

Để giải quyết cản trở ấy, Wine Insiders đã quyết định chuyển sang Shopify Plus sau khi ứng dụng DRINKS ra mắt vào năm 2022. Ứng dụng này cho phép Wine Insiders có thể theo dõi thuế và các quy định về rượu theo thời gian thực và được tích hợp ngay trong quy trình thanh toán của Shopify.

Ngoài ra, Wine Insiders còn tận dụng được các ứng dụng sẵn có trên Shopify để thực hiện các chiến lược về đăng ký, email marketing, SMS, khảo sát khách hàng và các chiến dịch sau khi mua hàng được cá nhân hóa ở quy mô lớn.

Kết quả đạt được sau chuyển đổi nền tảng website sang Shopify Plus của Wine Insiders là vô cùng ấn tượng: tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 73%, giá trị đơn hàng trung bình tăng 15%, và tỷ lệ khách hàng quay lại tăng 22%. Những con số ấy có được là do trải nghiệm mua sắm mượt mà, rõ ràng, minh bạch về thuế kèm các phương thức thanh toán nhanh chóng trong Shopify Plus.

Anker

Anker

Thành lập năm 2011, Anker là công ty hàng đầu toàn cầu về các thiết bị sạc, thiết bị điện tử và đồ gia dụng. Công ty có trụ sở tại Trung Quốc và hiện đã hoạt động tại hơn 140 quốc gia và khu vực, phục vụ hàng trăm triệu khách hàng trên thế giới.

Trong những năm gần đây, Anker phát triển nhiều mặt hàng mới, điều này đòi hỏi có một nền tảng thương mại điện tử có khả năng tùy chỉnh mở rộng, dễ dàng điều chỉnh từng cửa hàng trực tuyến cho phù hợp với thị trường tương ứng. Hơn nữa, thương hiệu này cần một nền tảng có thể giúp phân tích chính xác hành vi của khách hàng trực tuyến trên khắp các thị trường và khu vực để tận dụng tối đa các cơ hội bán hàng. Tuy nhiên, nền tảng thương mại điện tử tùy chỉnh hiện có của thương hiệu không thể đáp ứng được những nhu cầu trên.

2020 đánh dấu bước chuyển mình của Anker khi chuyển toàn bộ website của mình sang Shopify Plus. Thương hiệu cần di chuyển 16 trang web cho bốn thương hiệu sang một nền tảng chung, nhưng việc đó chỉ mất ba tháng với Shopify Plus. Giờ đây, với khả năng tùy chỉnh không giới hạn của Shopify Plus, Anker đã có thể tối ưu trải nghiệm mua sắm phù hợp với từng thị trường.

Sau chuyển đổi, Anker đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong giá trị đơn hàng trung bình và biên lợi nhuận gộp. Trong nửa đầu năm 2023, doanh thu của hãng đạt hơn 7 tỷ nhân dân tệ (961.7 triệu USD). Tỷ lệ thanh toán thành công đạt hơn 90%, nhờ có tiện ích “Mua ngay, trả sau” tích hợp ngay trên website.

Dollar Shave Club

Dollar Shave Club

Thành lập vào năm 2011, Dollar Shave Club là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực dao cạo và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Chất lượng tốt kèm với giá thành hợp lý là điểm nổi bật cho các sản phẩm phát triển bởi thương hiệu Dollar Shave Club.

Trước chuyển đổi, thương hiệu sử dụng một nền tảng thương mại điện tử “cây nhà lá vườn” do hãng tự phát triển. Tuy nhiên, hệ thống này mang nhiều bất cập khi tiêu tốn đến 40% nguồn lực công nghệ và tài chính của công ty để duy trì hoạt động. Ngoài ra, hệ thống cũng không cập nhật các tính năng công nghệ mới nhất và nhanh chóng lỗi thời.

Để giảm chi phí bảo trì và tối ưu hệ thống, Dollar Shave Club quyết định chuyển sang Shopify Plus làm nền tảng thương mại điện tử chính. Shopify Plus giúp hãng có thể mở rộng linh hoạt và tích hợp dễ dàng với các ứng dụng bên thứ ba. Dollar Shave Club cũng sử dụng ứng dụng Ordergroove được tích hợp để hỗ trợ quản lý đăng ký.

Sau chuyển đổi, Dollar Shave Club đã giảm được gánh nặng 40% chi phí bảo trì công nghệ, tăng tỷ lệ chuyển đổi và mở rộng khả năng tiếp cận đến hơn 100 triệu người dùng thông qua ứng dụng. Shopify Plus đã giúp hãng tăng đáng kể hiệu quả hoạt động và tăng trưởng doanh thu.

Arhaus

Arhaus

Arhaus là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nội thất gia đình được thành lập vào năm 1986. Thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm nội thất được sản xuất thủ công từ các nghệ nhân trên toàn cầu.

Giống như Dollar Shave Club, Arhaus cũng sử dụng nền tảng do chính công ty tự phát triển. Nền tảng này cũng yêu cầu nhiều thời gian và nguồn lực để duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, việc mở rộng danh mục sản phẩm và tích hợp các công nghệ mới nhất cũng rất khó khăn. Điều này gây cản trở cho sự phát triển dài hạn của công ty.

Để giải quyết mặt hạn chế của nền tảng cũ, Arhaus đã chuyển sang Shopify Plus làm nền tảng chính. Nhờ đó mà hãng đã có thể mở rộng linh hoạt, tích hợp các tính năng mới và cải thiện hiệu suất trang web.

Sau khi chuyển sang nền tảng Shopify Plus, Arhaus đã cải thiện đáng kể các chỉ số tương tác của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và đặc biệt hơn, vượt qua các mục tiêu doanh số đã đề ra. Việc chuyển đổi cho phép hãng cắt ngắn thời gian phát triển tính năng mới từ 12-18 tháng xuống chỉ còn 3 tháng. Trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng cũng trở nên mượt mà dễ dàng hơn bao giờ hết.

JB Hi-Fi

JB Hi-Fi

JB Hi-Fi là nhà bán lẻ hàng đầu về công nghệ, điện tử tiêu dùng, giải trí gia đình và thiết bị gia dụng tại Úc. Từ khi được thành lập vào năm 1974, JB Hi-Fi đã phát triển thành một chuỗi hơn 200 cửa hàng tại Úc và New Zealand, với doanh thu hàng năm vượt quá 6,5 tỷ AUD.

Với nền tảng thương mại điện tử tùy chỉnh cũ, JB Hi-Fi gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý lưu lượng truy cập lớn trong các giai đoạn cao điểm như Black Friday và Cyber Monday. Ngoài ra, nền tảng cũ cũng không đủ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và yêu cầu kinh doanh mới từ doanh nghiệp.

Chính vì vậy, vào năm 2019, JB Hi-Fi đã ra quyết định chuyển đổi hoàn toàn sang Shopify Plus để tận dụng điểm mạnh của nền tảng này. Với hệ thống API mạnh mẽ từ Shopify, doanh nghiệp dễ dàng tích hợp với các hệ thống công nghệ hiện có và phát triển trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Điểm đột phá của JB Hi-Fi là ở dịch vụ giao hàng trong 90 phút “Store-to-Door” dựa trên API thời gian thực của Shopify.

Sau khi chuyển đổi, doanh thu trực tuyến thường niên của JB Hi-Fi đã tăng từ 200 triệu AUD lên hơn 1 tỷ AUD. Tỷ lệ doanh thu trực tuyến tăng từ 5% lên 15% tổng doanh thu, và doanh thu trực tuyến tại New Zealand tăng mạnh mẽ với 50%. Những con số ấn tượng đó đều nằm ở một bí kíp duy nhất – chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus.

Boston Proper

Boston Proper

Boston Proper là một thương hiệu thời trang cao cấp dành cho phụ nữ trên 40 tuổi. Kể từ năm 1992, thương hiệu này không ngừng gây ấn tượng với các thiết kế thời trang đa dạng, tôn dáng và chất lượng cao.

Trước khi chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus, Boston Proper sử dụng một nền tảng tùy chỉnh yêu cầu nhiều thời gian và nguồn lực để duy trì. Điều này gây ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và hiệu suất kinh doanh. Ngoài ra, thương hiệu cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu có những tính năng mới trong thị trường thương mại điện tử đầy cạnh tranh.

Vì vậy, Boston Proper quyết định chuyển nền tảng website sang Shopify Plus bởi nền tảng này cung cấp các tính năng thương mại điện tử tiên tiến và hạ tầng mạnh mẽ. Nhờ có Shopify Plus mà thương hiệu có thể triển khai nhanh chóng các tính năng mới, giảm chi phí phần mềm và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Sau chuyển đổi sang nền tảng mới, Boston Proper đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 4%, giảm chi phí phần mềm hàng trăm nghìn đô la và cải thiện đáng kể các chỉ số SEO trên website. Thay vì tập trung quá nhiều nguồn lực vào vận hành website như trước, Boston Proper giờ đây có thể tập trung vào các sáng kiến mang tính chiến lược và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Tổng kết về thương hiệu chuyển đổi từ nền tảng tùy chỉnh sang Shopify Plus

Trên đây là 10 câu chuyện thành công từ 10 thương hiệu chuyển đổi từ Custom Platform sang Shopify Plus nổi bật. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong việc lựa chọn Shopify Plus là công cụ vận hành website thương mại điện tử của mình!

Ngoài ra, nếu bạn muốn được tư vấn thêm về các tính năng vượt trội, cách xây dựng website Shopify Plus đạt hiệu quả tối ưu cũng như được hỗ trợ tư vấn và phát triển cửa hàng trên Shopify Plus, hãy liên hệ ngay với dịch vụ phát triển website Shopify Plus của BSS Commerce nhé!

BSS Commerce là đối tác chính thức của Shopify tại Việt Nam, sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiều năm kinh nghiệm với mong muốn đem đến những giải pháp website eCommerce tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Leave a comment