Skip links

Thương Mại Điện Tử B2B Và Những Nền Tảng TMĐT Dẫn Đầu 2022

Do ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid 19, thị trường thương mại điện tử B2B được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ ở mức hơn 70% vào năm 2027 với giá trị đạt 20,9 nghìn tỷ USD ( gấp 1.7 lần so với mức 12,2 nghìn tỷ USD trong năm 2019). Có lẽ vì nhận thấy được xu hướng chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới, thị trường B2B đang dần trở thành xu hướng kinh doanh ngày càng được nhiều doanh nghiệp tập trung vào phát triển nhằm biến nó trở thành công cụ thương mại điện tử quan trọng trong thời đại công nghệ số 4.0. Vậy nền tảng B2B là gì? Vai trò cũng như lợi ích và hạn chế của mô hình B2B mang lại cho doanh nghiệp là như thế nào? Cùng với BSS Commerce tìm hiểu thêm chi tiết về mô hình thương mại điện tử B2B này nhé!

Thương mại điện tử B2B là gì?

Mô hình kinh doanh mua bán trực tuyến mà tại đó cả khách hàng và người bán đều là doanh nghiệp gọi là thương mại điện tử theo hình thức B2B (business to business). Dựa vào đó, các doanh nghiệp sẽ trao đổi, buôn bán các sản phẩm, dịch vụ với nhau thay vì là doanh nghiệp với khách hàng (người tiêu dùng cá nhân) như mô hình B2C (business to customer).

ĐỌC THÊM: Top những nền tảng thương mại điện tử B2B tốt nhất 2022

Thương mại điện tử B2B

Thương mại điện tử B2B

Vai trò của mô hình thương mại điện tử B2B

Với một quy trình mua hàng riêng biệt giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như mở rộng cơ hội hợp tác, tăng lợi nhuận và phát triển thị trường giữa các doanh nghiệp với nhau, mô hình B2B mang một nét đặc trưng và ưu thế riêng biệt so với những mô hình kinh doanh khác. 

Sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp theo mô hình B2B sẽ mở rộng cơ hội hợp tác giữa những doanh nghiệp trong cùng hoặc khác lĩnh vực. Thêm vào đó, yếu tố chủ quan trong giao dịch kinh doanh – điểm yếu mà khách hàng (người tiêu dùng cá nhân hay gặp phải) sẽ được loại bỏ. Do đó, lợi ích và hiệu quả trong việc hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó sẽ được nâng cao, mở rộng khi yếu tố công nghệ được coi trọng.

Các mô hình thương mại điện tử B2B

Nhìn chung, sàn B2B và website thương mại điện tử bán hàng là hai mô hình chính của thương mại điện tử nói chung và B2B nói riêng.

Các doanh nghiệp đang dần chạy theo xu hướng sử dụng website để “giao tiếp” với khách hàng nhiều hơn do ảnh hưởng từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và kỷ nguyên công nghệ số 4.0. 

Sàn thương mại điện tử B2B 

Sàn thương mại B2B là nền tảng được xây dựng bởi một doanh nghiệp làm đại diện trung gian, cầu nối cho các doanh nghiệp với khách hàng cuối. 

Khách hàng cuối có cơ hội tìm kiếm đa dạng sản phẩm, hàng hóa từ các doanh nghiệp khác nhau trên kênh trung gian được xây dựng trên nền tảng mô hình này. Nhờ đó, lượng khách hàng mà doanh nghiệp (vừa và nhỏ) tiếp cận thông qua sàn giao dịch thương mại B2B này cũng tăng cao.

Sàn thương mại điện tử B2B

Sàn thương mại điện tử B2B

Lấy Tiki làm ví dụ để minh họa cho mô hình B2B ở Việt Nam. Thay vì chỉ chuyên bán sách theo mô hình B2C, Tiki đã dần kết nối với các doanh nghiệp, đa dạng số lượng và hàng hóa trên sàn và phát triển thành mô hình B2B2C.

Website thương mại điện tử bán hàng

Các doanh nghiệp bán sản phẩm như phần mềm, doanh nghiệp bán sỉ như đại lý phân phối,… sẽ phù hợp để phát triển và áp dụng mô hình website thương mại điện tử bán hàng. Ưu điểm của mô hình Website thương mại điện tử bán hàng này so với sàn B2B là giúp hạn chế được sự cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ khác.

Nhằm tăng tính tương tác và tần suất khách hàng ghé thăm trang web bán hàng của doanh nghiệp bạn, khi xây dựng website thương mại điện tử bán hàng không những cần thiết kế một giao diện hấp dẫn, thu hút mà còn phải đảm bảo cấu trúc được thiết kế chuẩn SEO, điều hướng thích hợp.

Amazon, Taobao, Alibaba,… là một vài ví dụ về website B2B phổ biến hiện nay.

Alibaba

Website B2B phổ biến

Source: Alibaba

Ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử B2B

Khi doanh nghiệp áp dụng mô hình B2B, doanh nghiệp sẽ cần nắm bắt được những ưu điểm và nhược điểm của mô hình B2B này để tận dụng được tối đa lợi ích, hiệu quả mà nó mang lại. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc những nhược điểm còn tồn đọng của mô hình để hạn chế rủi ro và làm tiền đề, cơ sở cho việc đưa ra những quyết định, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Ưu điểm

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Một trong những vấn đề mà mà doanh nghiệp cần lưu tâm tới khi kinh doanh đó là tạo được trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng bởi vì khách hàng là người sẽ mang lại doanh thu chính cho doanh nghiệp. Trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm càng tốt, thì doanh số bán hàng của doanh nghiệp càng cao. Mang tới trải nghiệm khó quên cho khách hàng đồng nghĩa với việc mang lại một lượng khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, khách hàng cũng là người đem sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới tay những người tiêu dùng khác. Điều này  không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí quảng cáo mà còn đem lại hiệu quả quảng cáo cao.

Cá nhân hóa trải nghiệm B2B cho các doanh nghiệp

Lượng thông tin mà mỗi người dùng tiếp xúc trên Internet ngày càng đa dạng và phong phú. Vì vậy, họ có xu hướng chọn lọc những thông tin có lợi, cần thiết với mình tạo nên xu hướng cá nhân hóa. Xu hướng cá nhân hóa ngày càng trở nên phổ biến nên các doanh nghiệp tận dụng nó để kinh doanh và áp dụng trên kinh doanh thương mại điện tử. Nói một cách đơn giản, khi một doanh nghiệp khách hàng mua, quan tâm, tìm kiếm sản phẩm A của doanh nghiệp bạn trực tuyến, hệ thống sẽ tự động giới thiệu sản phẩm tương tự với sản phẩm A như A1, A2 để khách hàng cân nhắc và lựa chọn thêm.

Cá nhân hóa trải nghiệm B2B cho các doanh nghiệp

Cá nhân hóa trải nghiệm B2B cho các doanh nghiệp

Source: Bizly

Tối ưu chi phí hoạt động

Thương mại điện tử là nền tảng hoạt động 24/7 giúp cho việc các doanh nghiệp tìm hiểu, chủ động tiếp cận để mua cũng như trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của của doanh nghiệp bạn mọi lúc, mọi nơi mà không lệ thuộc vào sự hỗ trợ, tư vấn của đội ngũ nhân viên. Do đó, chi phí thuê văn phòng, nhân viên cũng được giảm thiểu nếu doanh nghiệp đó sử dụng nền tảng thương mại điện tử B2B.

Một ưu điểm lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp bạn đó là cắt giảm được chi phí ngoài giờ phải chi trả cho thuê nhân viên như điện, nước, internet phát sinh trong quá trình tư vấn cho khách hàng.

Mở rộng các kênh bán hàng

Bên cạnh văn phòng, cửa hàng truyền thống, doanh nghiệp có thể xem việc kinh doanh thương mại điện tử như một kênh bán hàng mở rộng với ưu điểm là mức độ tiếp cận với khách hàng cao ( trên toàn thế giới thay vì ở một khu vực địa điểm cụ thể) và tiết kiệm chi phí hơn so với xây dựng cửa hàng cũng là một điểm cộng. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn thế giới khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử có mức độ phủ sóng khắp khu vực Châu Á và vươn ra phạm vi thế giới như Shopee, Lazada…..

Khai thác dữ liệu người dùng

Khai thác dữ liệu người dùng được coi là lợi thế vượt trội nhất mà nền tảng B2B đem lại cho doanh nghiệp.Hệ thống thương mại điện tử sẽ lưu trữ tất các các dữ liệu mua sắm của toàn bộ khách hàng một cách trực tiếp. Đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho doanh nghiệp để có thể tiến hành phân tích hành vi mua sắm, tìm hiểu sở thích, xu hướng, quan điểm mua sắm của nhiều nhóm khách hàng khác nhau đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường. Từ đó, những chiến lược cải tiến sản phẩm, thay đổi, điều chỉnh giá, kênh phân phối và chiến lược xúc tiến sản phẩm, định vị khách hàng sẽ được đưa ra chính xác, phù hợp, chất lượng hơn nhằm nâng cao doanh thu và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

Khai thác dữ liệu người dùng

Khai thác dữ liệu người dùng

Source: VnEconomy

Một điểm cần lưu ý đó là lợi thế khai thác dữ liệu người dùng sẽ rất khó thực hiện trên mô hình sàn thương mại điện tử, vì kho dữ liệu này khó mà các doanh nghiệp bên ngoài có thể nắm bắt chính xác được.

Tiết kiệm chi phí và thời gian đối với người mua

Với số lượng thông tin đa dạng, phong phú và luôn cập nhật, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận tới nguồn thông tin hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn nhanh chóng, tổng quát, đầy đủ. Những giao dịch liên quan đến đặt hàng, thanh toán, cập nhật thông tin về đơn hàng đã đặt thường xuyên,… đều được thực hiện thông qua hệ thống máy tính nên nhanh gọn, có tính chính xác cao, tiết kiệm thời gian. 

Nhược điểm

Quyết định mua hàng

Thật khó khăn cho doanh nghiệp để tin tưởng và đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng trong khi còn chưa gặp mặt trực tiếp doanh nghiệp đối tác của mình. Cũng dễ để hiểu vì đây là vấn đề chung của ngành B2B và doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian cân nhắc, xem xét để chi tiêu một khoản nào đó chỉ dựa vào nội dung mà họ khai thác được trên các trang web của doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là mua hàng trên trang thương mại điện tử.

Chi phí xây dựng thương mại điện tử 

Nền tảng thương mại điện tử ổn định với đầy đủ tính năng như: hiển thị sản phẩm mua hàng, cổng thanh toán,…  là yêu cầu tất yếu khi doanh nghiệp muốn xây dựng một website thương mại điện tử. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí để có thể xây dựng một nền tảng thương mại điện tử uy tín, đầy đủ phải tốn một con số không hề nhỏ, có thể nói là vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp. Do đó, muốn xây dựng kênh bán hàng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần lưu tâm rất nhiều đến vấn đề về chi phí để xây dựng, duy trì và phát triển nó. Con số $18,000 – $40,000 là chi phí để xây dựng nền tảng thương mại điện tử Magento phiên bản trả phí với đa dạng tính năng vượt trội.

Chi phí xây dựng thương mại điện tử

Chi phí xây dựng thương mại điện tử

Source: Tech5s

Có nên xây dựng website thương mại điện tử B2B hay không?

Sản phẩm mà doanh nghiệp bạn kinh doanh và chi phí là hai vấn đề mà bạn phải giải quyết nếu bạn đang thắc mắc rằng: Liệu doanh nghiệp bạn có cần một xây dựng một website thương mại điện tử hay không? Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh những sản phẩm vô hình  như: hệ thống, phần mềm hoặc muốn phục vụ cho các đối tác và đại lý thì mô hình B2B sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Về mặt chi phí, doanh nghiệp bạn thuộc quy mô kinh doanh nào thì bạn nên chọn phương án tương ứng phù hợp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp bạn ở quy mô vừa và nhỏ, bạn có thể xây dựng, lựa chọn nền tảng B2B miễn phí có khả năng tích hợp. Hay doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp lớn, có khả năng chi trả các chi phí xây dựng website B2B, thì bạn có thể lựa chọn nền tảng trả phí đầy đủ tính năng vượt trội nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và phát triển doanh nghiệp tốt hơn.

ĐỌC THÊM: Các xu hướng TMĐT B2B tiềm năng

Một số nền tảng thương mại điện tử B2B hàng đầu năm 2022

Nếu bạn có dự định áp dụng nền tảng B2B cho doanh nghiệp của mình, bạn cần xác định một nền tảng B2B phù hợp với phù hợp với nhu cầu, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là một số nền tảng B2B hàng đầu năm nay để bạn tham khảo.

OroCommerce

Với khả năng mở rộng B2B vượt trội, công cụ quản lý quy trình chặt chẽ, hệ thống CRM tích hợp và nhiều những ưu điểm khác, OroCommerce là nền tảng Thương mại điện tử phát triển mã nguồn mở đặc biệt cho thị trường B2B. Các tính năng như khả năng không giới hạn cá nhân hóa, bản địa hóa, công cụ định giá nâng cao, tự động hóa quy trình sẽ được cung cấp bởi OroCommerce.

OroCommerce

OroCommerce

Adobe Commerce (Magento)

Magento được biết đến là nền tảng open source hàng đầu với khả năng tích hợp mọi tính năng trong thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp B2B, B2C, B2B2C,… Nền tảng thương mại điện tử này được sáng lập năm 2008 với trọng tâm ban đầu là thương mại điện tử B2C nhưng giờ phát triển và bổ sung thêm tiện ích để đáp ứng cho cả thị trường B2B.

Hiện nay, BSS Commerce được biết đến là đơn vị cung cấp giải pháp eCommerce với các dịch vụ hỗ trợ đa nền tảng cho doanh nghiệp. Là đối tác giải pháp của Adobe Commerce (Magento), BSS Commerce đảm nhận vai trò phát triển hệ thống thương mại điện tử một cách toàn diện, bền vững và chuyên nghiệp dựa trên đặc thù của từng doanh nghiệp.

Magento

Adobe Commerce (Magento)

Source: Magento

ĐỌC THÊM: Hiểu về đối tác giải pháp Magento (Magento Partner)

Episerver

Sau khi Episerver mua lại Insite – một công ty khởi nghiệp về B2B vào năm 2019, nền tảng này chính thức đặt một chân vào thị trường B2B. Với giao diện dễ sử dụng, hệ thống quản lý nội dung tích hợp, công cụ tìm kiếm nâng cao, Episerver cung cấp các giải pháp tối ưu hóa cho cả thị trường Thương mại điện tử B2C và B2B.

Unilog

Unilog – công ty công nghệ toàn cầu có trụ sở tại Ấn Độ đã cung cấp các giải pháp được thiết kế riêng cho nhà phân phối, bán buôn, nhà sản xuất ở quy mô thị trường nhỏ và vừa. Đồng thời, nó tích hợp hệ thống PIM để xây dựng và phát triển các giải pháp B2B nhưng hạn chế ở phạm vi sử dụng ( giới hạn ở nền tảng đám mây như Google Cloud…).

unilog

Unilog

Source: Unilog

SAP Hybris

Hybris – công ty con của SAP bán đa kênh, phần mềm quản lý nội dung sản phẩm, thiết kế phần mềm cho nền tảng B2C, B2B và B2B2C phức tạp với chi phí sở hữu cao. Những ưu điểm nổi trội của nó là chức năng B2B mạnh mẽ, nhiều đối tác tích hợp giải pháp được chứng nhận.

BSS Commerce – Đơn vị cung cấp giải pháp thương mại điện tử đa nền tảng

BSS Commerce được thành lập vào năm 2012 với vai trò là một công ty chuyên cung cấp các giải pháp thương mại điện tử. BSS Commerce luôn không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như vươn lên để trở thành một trong những đối tác cung cấp giải pháp thương mại điện tử hàng đầu khu vực.

thương mại điện tử B2B

Không chỉ mang đến các nền tảng thương mại điện tử B2B, BSS Commerce còn hướng đến cung cấp các nền tảng thương mại điện tử B2C cũng như các gói dịch vụ toàn diện. Với mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, công ty còn cung cấp thêm các giải pháp toàn diện cho khách hàng trên toàn thế giới. Cho đến nay, BSS Commerce đã tiếp cận hơn 21,000 khách hàng với hơn 500 dự án thành công liên quan đến Magento, Shopify, Shopware,…

Bên cạnh đó, công ty luôn tự tin mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất khi tập trung đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ ngoại ngữ cũng như kỹ năng chuyên môn tốt.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về thương mại điện tử B2B – nền tảng được ưa chuộng của nhiều doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số 4.0. Hi vọng với những thông tin mà BSS Commerce cung cấp có thể giúp doanh nghiệp bạn có kiến thức, hiểu biết nhất định về nền tảng thương mại điện tử B2B!  

Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì liên quan đến thương mại điện tử cần được giải quyết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời khi hợp tác với BSS Commerce.

Leave a comment