Skip links

Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp 2021

Thương mại điện tử đang dần trở thành xu hướng tất yếu hiện nay. Thị trường đang chứng kiến sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các kênh bán hàng trực tuyến, bao gồm sàn và website thương mại điện tử.
Để xây dựng các trang thương mại điện tử, không thể thiếu những nền tảng thương mại điện tử – ứng dụng phần mềm giúp các doanh nghiệp quản lý, tiếp thị, bán sản phẩm dễ dàng. Vậy làm thế nào để chọn nền tảng Thương mại điện tử tốt và phù hợp nhất?

1. Nền tảng thương mại điện tử là gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce) với kinh doanh điện tử (E-Business). Thương mại điện tử là hoạt động mua bán diễn ra trên internet, gồm các loại hình như B2B, B2C, C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng) và C2B (người tiêu dùng với doanh nghiệp). Nền tảng thương mại điện tử là hệ thống cho phép các doanh nghiệp quản lý trang web, bán hàng. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có thể sử dụng nền tảng này để khám phá, mua sắm các sản phẩm.

2. Các Loại Nền Tảng Thương Mại Điện Tử

Có nhiều loại nền tảng thương mại điện tử khác nhau giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh online hiệu quả. Trong số đó có 3 loại nền tảng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là:

  • SaaS (Software as a Service): Đây là loại nền tảng dựa trên công nghệ đám mây giúp lưu trữ các ứng dụng như Live Chat, CRM, Email Marketing, Analytics, Help Desk… Các sản phẩm của SaaS thường được tiếp cận với B2B và B2C. SaaS có nhiều ưu điểm như khả năng truy cập nhanh chóng, cập nhật phần mềm không ảnh hưởng đến người dùng, không cần tốn nhiều chi phí đầu tư phần cứng để điều hành, dữ liệu được lưu trữ tốt, phân tích dữ liệu hiệu quả. Theo báo cáo gần đây của McKinsey & Company, thị trường cho các sản phẩm SaaS đạt gần 200 tỷ USD vào năm 2024.
  • Open Source: Mã nguồn mở là nền tảng có bộ source code mà bất cứ ai đều có thể tải về sử dụng, sửa đổi hoặc bổ sung thêm một số tính năng vượt trội khác. Đặc biệt trong thiết kế các trang thương mại điện tử, mã nguồn mở rất được ưa chuộng vì nhiều lý do như khả năng quản trị và điều khiến cao, khả năng sáng tạo không giới hạn, mức độ bảo mật và an ninh cao, khả năng ổn định tốt.
  • Headless Commerce: Đây là giải pháp giúp lưu trữ, quản lý các nội dung mà không cần giao diện người dùng được kết nối. Headless Commerce giúp tăng tốc độ phát triển của website, dễ tùy biến và cá nhân hóa website, từ đó giúp xây dựng các chiến lược marketing dễ dàng hơn.

3. Các yếu tố chính cần cân nhắc với các nền tảng TMĐT

Để vận hành một nền tảng thương mại điện tử ngày càng trở nên khó khăn vì nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc cung cấp đúng sản phẩm chưa đủ, các doanh nghiệp cần chú trọng vào trải nghiệm mua hàng tại mọi điểm chạm để cạnh tranh trên thị trường. Những yếu tố cần chú trọng khi xây dựng một nền tảng TMĐT mới cụ thể như sau:

  • Ngân sách: Xác định ngân sách của việc triển khai một nền tảng thương mại là rất cần thiết. Ngoài chi phí cơ bản như phí bản quyền, phí bảo trì, tư vấn, lắp đặt… còn có những chi phí khác như phí nền tảng thương mại điện tử, chi phí hosting, chi phí giao dịch… Theo một số đánh giá, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) tốn vài trăm đô, doanh nghiệp lớn có thể phải chi ít nhất 20.000 đô cho một nền tảng thương mại điện tử.
  • Thân thiện với SEO: Nếu xây dựng một website thương mại điện tử, SEO là yếu tố quan trọng giúp tối ưu trải nghiệm người dùng trang, dẫn dắt khách hàng mua sản phẩm, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Google chiếm 90% lưu lượng tìm kiếm miễn phí, do đó việc tối ưu SEO sẽ giúp website tăng sự hiện diện trên Google tốt hơn. Một số cách giúp website thân thiện với SEO như tối ưu hóa nội dung, hình ảnh, sử dụng Robots.txt…
  • Built-in analytics: Phân tích tổng hợp các yếu tố như giao dịch, doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử…. giúp doanh nghiệp trong việc tạo dựng nền tảng TMĐT phù hợp. Đồng thời, dựa trên những dữ liệu này, doanh nghiệp cũng sẽ đánh giá sản phẩm nào có lượng chuyển đổi tốt từ đó cải thiện tốt hơn.
  • IMC (Integrated Marketing Communication): Truyền thông tổng hợp là sự kết hợp những hoạt động truyền thông được liên kết chặt chẽ với nhau. Đây cũng là yếu tố quan trọng đối với việc xây dựng một nền tảng thương mại điện tử mới, với mục đích đưa ra thông điệp về sản phẩm, dịch vụ với khách hàng. Nếu triển khai IMC tốt, doanh nghiệp sẽ tạo uy tín tốt, duy trì niềm tin, thái độ của công chúng, từ đó tăng tỉ lệ bán hàng.
  • So sánh, đánh giá và quyết định: Sau khi đã có thông tin về các nền tảng TMĐT, doanh nghiệp cần so sánh, đánh giá từng nền tảng để đưa ra quyết định cuối cùng. Việc tạo một bảng liệt kê những yếu tố về tính năng, ưu điểm của các nền tảng sẽ tạo thuận lợi cho việc tìm ra nền tảng phù hợp nhất. Đây là phần quan trọng nên cần ý kiến của các phòng ban chủ chốt như marketing, bán hàng, dịch vụ khách hàng, kỹ thuật…

4. Top 5 Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Tốt Nhất Hiện Nay

Tính đến thời điểm hiện nay, có nhiều nền tảng thương mại điện tử được tạo lập. Khi website phát triển trên một nền tảng chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận. Dưới đây là tổng hợp một số nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam được đánh giá khá nổi bật:

Magento

Magento là 1 trong 5 nền tảng TMĐT hàng đầu thế giới, đây cũng là nền tảng thương mại điện tử Việt Nam sử dụng khá nhiều, đặc biệt là trong các ngành hàng điện tử, thời trang…. Magento thuộc nền tảng TMĐT mã nguồn mở (Open source), ngôn ngữ lập trình PHP, mô hình MVC (Model-View-Controller), lập trình hướng đối tượng (OOP) và được mua bởi Adobe Inc vào tháng 5/2018 với giá 1,68 tỷ USD.

Magento cung cấp 3 phiên bản cho các đối tượng khách hàng khác nhau như Magento Open Source (miễn phí), Magento Go (có trả phí, đã dừng hoạt động), Adobe (Magento) Commerce (tích hợp tính năng khủng). Theo thống kê, có hơn 250.000 trang thương mại điện tử sử dụng nền tảng này, số lượng ngày càng cao theo từng năm. Magento 2.0 được cải tiến thêm các tính năng như giảm vấn đề khóa bảng, cải thiện bộ đệm của trang, xử lý CSS dùng LESS và bộ phân giải CSS URL, cấu trúc tốt hơn…
Magento là nền tảng TMĐT đáng sử dụng với những ưu điểm nổi bật như:

  • Đa tính năng độc quyền: Magento có khả năng lưu trữ và chứa dữ liệu với số lượng lớn. Các tính năng quản lý kho, hàng tồn, công cụ có sẵn như lọc sản phẩm, bảng điều hướng của nền tảng này giúp người tiêu dùng có trải nghiệm mua sắm tốt hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Công cụ SEO thân thiện: Đây là điểm sáng mà ít nền tảng thương mại điện tử có. Khi sử dụng Magento, doanh nghiệp có thể chỉnh sửa các trang sản phẩm, nền tảng cũng gợi ý các url chuẩn SEO cho sản phẩm.
  • Mobile-friendly: Magento tương thích trên các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng… Điều này giúp tăng trải nghiệm người dùng khi tỷ lệ người sử dụng điện thoại khá lớn như hiện nay.
  • Hệ thống báo cáo cao cấp: Các thông tin trên website như số lượt xem sản phẩm, doanh số, tỷ lệ giỏ hàng bị bỏ quên, hàng tồn… sẽ được thống kê lại chi tiết giúp cho doanh nghiệp quản lý dễ dàng hơn.
  • Tùy biến linh hoạt: Vì là nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp của bạn có thể điều chỉnh mã nguồn phù hợp với doanh nghiệp của mình. Có thể tích hợp các phần mềm, ứng dụng và tiện ích của bên thứ 3 vào Magento dễ dàng.

Đọc thêm: Tại sao nên chọn Magento để xây dựng website thương mại điện tử

Shopify

Shopify cũng là nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam và trên thế giới được đánh giá tốt, nằm trong top đầu hiện nay. Nền tảng này được thành lập năm 2006, dựa trên loại mô hình Saas. Đây là giải pháp bán hàng đa kênh với ưu điểm người dùng không cần có quá nhiều kiến thức về website, hosting hay HTML nhưng vẫn sử dụng được dễ dàng.

Người dùng sẽ phải trả phí cho hầu hết các tính năng để sở hữu những tiện ích từ nền tảng (29$/tháng – gói Basic Shopify, 79$/tháng – Shopify và 299$/tháng – Advanced Shopify). Shopify là nền tảng đa năng, hỗ trợ cho mọi ngành hàng như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử, F&B… Về hình thức thanh toán, Shopify có phương thức riêng – Shopify Payment thông qua Stripe. Phí mỗi đơn hàng thành công là 2% và phí duy trì thẻ hàng tháng cố định. Nền tảng này có nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Dễ sử dụng: Nếu bạn không có kiến thức về lập trình, tên miền hoặc hosting thì Shopify là sự lựa chọn hoàn hảo vì mọi thứ đã được kích hoạt sẵn.
  • Tính tích hợp: Shopify được tích hợp sẵn các ứng dụng cho các trang Dropshipping như AliExpress, Oberlo, Printify… giúp tiết kiệm thời gian, tự động hóa các nhiệm vụ dễ dàng.
  • Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ chăm sóc khách hàng tiện lợi, nhanh chóng qua nhiều hình thức như email, live chat… hoặc các tài liệu hướng dẫn chi tiết.

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng TMĐT được thành lập năm 2009 tại Sydney, Úc. Nền tảng bao gồm các tính năng nổi bật như tạo cửa hàng trực tuyến, tối ưu hóa cá công cụ tìm kiếm, lưu trữ, bảo mật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, nền tảng này tích hợp với Google Merchant Center nên có thể quảng cáo các sản phẩm của mình trên Google Shopping dễ dàng.

BigCommerce có 4 gói giá: 22,95$ / tháng (BigCommerce Standard), 79,95$ / tháng (BigCommerce Plus), 249,95$ / tháng (BigCommerce Pro), BigCommerce Enterprise – đa dạng theo yêu cầu. Dưới đây là những ưu điểm khi sử dụng nền tảng này:

  • Phương thức thanh toán: BigCommerce tích hợp hơn 60 cổng thanh toán quốc tế (Stripe, PayPal, Apple Pay) và hỗ trợ nhiều loại tiền tệ khác nhau.
  • Đa dạng công cụ tiếp thị: Khả năng sử dụng đa dạng các kênh tiếp thị trên các nền tảng nổi tiếng như Amazon, eBay, Facebook, Instagram, Pinterest…
  • Giao diện và các tùy chọn thiết kế: BigCommerce cung cấp nhiều giao diện để lựa chọn, bao gồm hai loại miễn phí và có phí. Điều này giúp tăng trải nghiệm của khách hàng với website, giao diện cũng tối ưu hóa cho thiết bị di động, đi kèm với nhiều tùy chọn giúp tăng sự chuyên nghiệp, nổi bật hơn.

WooCommerce

WooCommerce là plugin thương mại điện tử mã nguồn mở WordPress, ngôn ngữ lập trình PHP ra mắt năm 2011 và nhanh chóng trở nên phổ biến đối với nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam. WooCommerce cung cấp cho người dùng nhiều tính năng như tính tổng chi phí đơn hàng, hỗ trợ các hình thức thanh toán trực tiếp và online, tính thuế VAT, cung cấp template mẫu, xác nhận trạng thái đơn hàng…. Không chỉ có vậy, nền tảng này còn hấp dẫn các doanh nghiệp vì những lý do sau:

  • Thanh toán dễ dàng: WooCommerce hỗ trợ thanh toán qua Paypal, Stripe, ngoài ra còn tích hợp các phương pháp thanh toán khác trên website, đặc biệt không tính phí đối với giao dịch của bạn mà chỉ mất phí qua cổng thanh toán hoặc ngân hàng.
  • Tính năng bổ sung: WooCommerce có nhiều Plugin miễn phí với nhiều tính năng như nén ảnh, SEO, Caching, Security…. rất dễ cài đặt, tích hợp, code trên nền tảng WordPress.
  • Mở rộng và phát triển hiệu quả:WooCommerce là nền tảng miễn phí, tuy nhiên nếu bạn muốn mở rộng trang thì cần chú ý các yếu tố như bảo mật và nâng cấp trang.
  • Dropshipping: WooCommerce cho phép cài đặt phần mở rộng (đặt hàng, import sản phẩm nhanh chóng), giúp việc bán hàng dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể tạo Marketplace để các nhà cung cấp khác đăng sản phẩm lên

Shopware

Shopware được thành lập vào năm 2000, hiện nay đã trở thành một trong những nền tảng xây dựng web hàng đầu với hơn 100,000 khách hàng trên toàn thế giới. Shopware cung cấp cho khách hàng bản dùng thử miễn phí với những tính năng cơ bản. Đối tượng nên khuyên dùng nền tảng này đó là chủ các doanh nghiệp nhỏ, các trang web TMĐT. Các ưu điểm nổi bật của Shopware có thể kể đến như:

  • Giao diện kéo – thả dễ thao tác: Giao diện này có nhiều lợi ích như mức độ kiểm soát cao, công cụ hữu ích, có thể hoán đổi mẫu dễ dàng, sắp xếp hoặc định hình trang web chi tiết hơn.
  • Tích hợp đa dạng công cụ Marketing: Shopware mang đến những công cụ Marketing ưu việt như Luồng khách hàng – dùng để lựa chọn phân khúc khách hàng dựa trên hành vi mua sắm, chương trình tích điểm khách hàng thân thiết, …
  • Giải pháp ERP tích hợp: Với các phiên bản như Professional và Professional Plus, Shopware tích hợp với Pickware, cho phép kết nối giữa hệ thống thanh toán và quản lý kho để mang lại sự tiện nghi cho khách hàng.

Đọc thêm: Magento và Shopify: Nền tảng nào phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

Cách Chọn Nền Tảng TMĐT Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp

Việc chọn một nền tảng thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp là quá trình tìm kiếm, nghiên cứu, so sánh một cách toàn diện. Việc đầu tiên cần làm đó chính là xác định vị thế hiện tại của doanh nghiệp bằng việc trả lời những câu hỏi sau:

  • Trang web của bạn đang cung cấp những tính năng và trải nghiệm gì?
  • Doanh nghiệp của bạn có kế hoạch mở rộng thị trường không?
  • Các tính năng cần bổ sung cho trang web là gì?
  • Khách hàng tiếp cận bạn qua kênh truyền thông nổi bật nào?

Sau khi đã liệt kê được những thông tin trên, hãy phân tích và chia thành những yếu tố như yêu cầu về front-end, tích hợp hệ thống quản lý và quản lý khách hàng, quản lý danh mục, bảo mật, hiệu suất/khả năng mở rộng, di động. Nếu có thể, hãy thuê chuyên gia tư vấn thương mại điện tử, sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm và lựa chọn nền tảng TMĐT dễ dàng hơn.

Bước tiếp theo đó là đưa ra ngân sách cho nền tảng thương mại điện tử, sau đó là nghiên cứu các giải pháp, xác định giải pháp nào là phù hợp nhất. Một số đánh giá cho thấy, Magento, Shopify, BigCommerce phù hợp với ngành thời trang, ngành ẩm thực, ngành hàng điện tử… Sau khi đã có các thông tin cần thiết về các tính năng mà mỗi giải pháp đem lại, cuối cùng là so sánh, đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng.

Lời kết

Để xây dựng một kênh thương mại điện tử chất lượng, có tỷ lệ chuyển đổi cao thì việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử là điều quan trọng. Việc triển khai nền tảng này cũng là công việc lớn, cần nhiều thời gian và kinh nghiệm. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp, từ đó có thể mở rộng quy mô, cải thiện quy trình vận hành hiệu quả hơn và tăng trưởng doanh số!

Liên hệ BSS Commerce để được tư vấn về nền tảng công nghệ cho website thương mại điện tử của doanh nghiệp

Leave a comment