Headless commerce đang trở thành một xu thế mới trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Trong bài viết này, BSS Commerce sẽ giới thiệu đến các doanh nghiệp 3 cách triển khai headless commerce hiệu quả với Shopify Plus, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
3 Cách Triển Khai Headless Commerce Với Shopify
Shopify Plus đã giúp vô số doanh nghiệp chuyển đổi nền tảng sang headless commerce, hay còn được biết đến với tên gọi “kiến trúc thương mại điện tử không đầu”, là kiến trúc đề cập đến một mô hình tách biệt giữa front-end (giao diện người dùng) và back-end (giao diện quản trị) của một website thương mại điện tử. Các giải pháp headless commerce của Shopify Plus cho phép doanh nghiệp tự do lựa chọn công cụ phù hợp nhất với lĩnh vực hoạt động và khả năng mở rộng của cửa hàng.
Những giải pháp headless commerce này của Shopify Plus bao gồm:
Storefront API – Giao Diện Cửa Hàng API
Tổng Quan
Shopify Storefront API là một API sử dụng GraphQL – một ngôn ngữ truy vấn giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối giao diện frontend của website với hệ thống backend trên nền tảng Shopify. Thông qua API này, doanh nghiệp có thể truy xuất dữ liệu và các tính năng thương mại điện tử một cách hiệu quả, từ đó tạo nên những trải nghiệm khách hàng độc đáo, tùy chỉnh cao và nhất quán trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau.
Storefront API được coi là nền tảng của Shopify Plus headless commerce. Storefront API cho phép doanh nghiệp có toàn quyền truy cập vào tất cả các khía cạnh thương mại liên quan đến trải nghiệm người mua trên Shopify Plus. Các khía cạnh này có thể bao gồm:
- Giỏ hàng tối ưu hóa
- Các trang sản phẩm và bộ sưu tập
- Mục tìm kiếm và các đề xuất
- Định giá theo ngữ cảnh (contextual pricing)
- Các chức năng B2B khác
Storefront API không phụ thuộc vào bất kỳ khung, thiết bị hay nền tảng dịch vụ nào. Điều này cho phép doanh nghiệp tự do sử dụng các công cụ mà họ muốn, đồng thời cũng có thể thử nghiệm các công nghệ mới. Doanh nghiệp có thể xây dựng trang web headless commerce của mình với mọi loại khung phát triển (ví dụ như Next.js, Gatsby và Astro) và kết nối với mọi hệ thống của bên thứ ba có API.
Xem thêm: Top các doanh nghiệp nổi bật sử dụng Shopify Plus tại Việt Nam
Ưu Điểm
- Tính linh hoạt cao: Storefront API giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng trang web headless commerce độc lập. Thay vì phải phụ thuộc vào các mẫu (theme) có sẵn, doanh nghiệp có thể tự do thiết kế các trang sản phẩm, trang chính và giỏ hàng theo phong cách riêng, thể hiện đúng bản sắc thương hiệu của mình. Ngoài ra, Storefront API cũng cho phép doanh nghiệp tích hợp linh hoạt với các hệ thống bên thứ ba và điều chỉnh website dễ dàng để phù hợp với những xu hướng thiết kế mới.
- Truy cập toàn bộ dữ liệu: Qua Storefront API, doanh nghiệp có thể truy cập mọi loại cơ sở dữ liệu Shopify Plus. Những dữ liệu này bao gồm thông tin chi tiết về sản phẩm, đơn hàng và dữ liệu khách hàng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý, đánh giá xu hướng và tối ưu hóa dữ liệu thương mại điện tử một cách hiệu quả.
- Hỗ trợ tốt cho mô hình headless commerce: Headless commerce phân tách rõ giữa front-end (giao diện người dùng) và back-end (hệ thống vận hành), giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc phát triển và vận hành nền tảng thương mại điện tử. Storefront API được tối ưu hóa để kết nối một cách liền mạch giữa phần front-end với phần back-end của Shopify Plus, từ đó giúp doanh nghiệp mang lại trải nghiệm mua sắm đồng nhất cho khách hàng trên nhiều thiết bị và kênh bán hàng khác nhau.
Nhược Điểm
- Yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao: Việc triển khai headless commerce với Shopify Plus thông qua Storefront API là một quá trình phức tạp, yêu cầu người phát triển phải có kiến thức chuyên sâu về nền tảng Shopify Plus, ngôn ngữ lập trình, các khung (framework) và nhiều yêu cầu kỹ thuật khác. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần nắm vững cấu trúc dữ liệu trong Shopify Plus, bao gồm cách tổ chức và lưu trữ thông tin về khách hàng, sản phẩm và giao dịch trong hệ thống.
- Quản lý phức tạp: Mặc dù Storefront API có tính linh hoạt cao trong việc tùy chỉnh trang web, nhưng điều này cũng làm cho việc quản lý và bảo trì hệ thống trở nên phức tạp hơn. Nếu thực hiện quá nhiều điều chỉnh, doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn với các vấn đề không tương thích giữa những thiết lập khác nhau trong hệ thống tổng thể.
Doanh Nghiệp Áp Dụng Shopify Storefront API Thành Công – Kotn
Kotn là một thương hiệu quần áo đã thành công với headless commerce khi sử dụng Shopify Plus Storefront API. Sau khi ra mắt cửa hàng trực tuyến trên Shopify vào năm 2014, Kotn tiếp tục mở rộng nhanh chóng các dịch vụ sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Với mong muốn mang lại những thiết kế nổi bật và trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng, Kotn quyết định sử dụng Shopify Plus Storefront API để hợp nhất hai cửa hàng thành một, với một CMS mới, cùng các trang sản phẩm tùy chỉnh và thanh toán linh hoạt. Nhờ có nền tảng hợp nhất sau khi sử dụng Storefront API, Kotn không còn cần phải sử dụng quá nhiều ứng dụng tuỳ chỉnh. Đồng thời, nhân viên của Kotn cũng có thể dễ dàng theo dõi và quản lý sản phẩm, hàng tồn kho, doanh số bán hàng và trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Với Shopify Plus Storefront API, Kotn đã đạt được những thành tựu như:
- Khả năng thay đổi trang web nhanh hơn nhiều so với trước đây;
- Tốc độ tải trang web nhanh ngay cả trong thời gian cao điểm với lưu lượng truy cập lớn;
- Có nền tảng cơ sở hạ tầng tốt để tận dụng được những công nghệ mới trong tương lai.
Xem thêm: 10 thương hiệu thành công chuyển đổi Magento sang Shopify Plus
Hydrogen và Oxygen
Tổng Quan
Hydrogen và Oxygen là bộ công cụ phát triển chính thức của Shopify, sự kết hợp của Hydrogen và Oxygen cung cấp một lộ trình rõ ràng để xây dựng các trang web thương mại điện tử headless độc đáo và hiệu quả, đồng thời cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô cửa hàng một cách vô hạn.
Hydrogen được xây trên khung Remix dựa trên React (React-based Remix framework). Khung Hydrogen có các đặc điểm nổi bật như dễ sử dụng, đáp ứng được các tiêu chí phát triển web chất lượng cao, đồng thời có những tính năng nâng cao liên quan đến hiệu suất như giao diện người dùng lạc quan (optimistic UI), các tuyến lồng nhau (nested routes), và cải tiến liên tục (progressive enhancement). Ngăn xếp phát triển của Hydrogen cung cấp các thành phần (components), móc (hooks) và những tiện ích dành riêng cho API của Shopify. Mỗi phần của ngăn xếp đều được tối ưu hóa để có thể hoạt động song song hiệu quả với nhau.
Trong khi đó, Oxygen là một một giải pháp lưu trữ toàn cầu của Shopify. Mặc dù các cửa hàng Hydrogen có thể được lưu trữ với mọi loại nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây (cloud hosting provider), nhưng cách dễ nhất và nhanh nhất để triển khai các cửa hàng Hydrogen là Oxygen. Doanh nghiệp sẽ không cần phải lo lắng về việc tìm kiếm nhà cung cấp lưu trữ bên thứ ba hay quản lý các vấn đề kỹ thuật vì Oxygen đã được tích hợp trong tất cả gói dịch vụ của Shopify. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hoá hiệu suất và thời gian hoạt động của các cửa hàng trực tuyến trên toàn cầu.
Ưu Điểm
- Tùy chỉnh linh hoạt: Shopify Hydrogen và Oxygen giúp doanh nghiệp có thể tự do tùy chỉnh giao diện của trang web headless commerce và thực hiện các tích hợp mở rộng nếu cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể triển khai những công nghệ tiên tiến nhất để xây dựng trang web headless commerce của mình.
- Cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm: Với tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh cao, giải pháp Shopify Hydrogen và Oxygen cho phép doanh nghiệp triển khai các trang web headless commerce có tính cá nhân hoá cao, mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu theo phong cách và thói quen của họ.
- Tích hợp đa dạng: Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo ra trải nghiệm liền mạch trên nhiều kênh, Shopify cung cấp khả năng tích hợp website headless commerce Hydrogen và Oxygen với nhiều ứng dụng bên thứ ba như Klaviyo, Gorgias, và cả các hệ thống headless CMS như Contentful, Sanity, Builder.io, v.v.
Nhược Điểm
- Yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao: Shopify Hydrogen và Oxygen là một giải pháp thiên về kỹ thuật và không thể dùng các công cụ kéo – thả để thiết lập. Do đó, quá trình triển khai headless commerce với Shopify Hydrogen và Oxygen yêu cầu doanh nghiệp cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu rộng.
- Phụ thuộc vào API của Shopify: Hydrogen và Oxygen là giải pháp được phát triển dành riêng cho API của Shopify. Do đó, framework Hydrogen và Oxygen chỉ có thể được sử dụng để tạo ra giao diện cho trang web headless commerce trên Shopify.
- Tích hợp ứng dụng: Doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp với nhiều ứng dụng và CMS bên thứ ba khi sử dụng nền tảng Shopify. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng một CMS hoặc ứng dụng không tương thích với framework Hydrogen và Oxygen cho cửa hàng Shopify Plus, doanh nghiệp sẽ cần phải sử dụng một ứng dụng trung gian để thực hiện tích hợp này.
Doanh Nghiệp Áp Dụng Shopify Hydrogen Thành Công – Patta x Tommy
Patta x Tommy là một thương hiệu thời trang nổi tiếng với phong cách cổ điển, chuyên sản xuất các sản phẩm mang đậm phong cách đường phố, đặc biệt là phong cách hip-hop. Để tôn vinh văn hoá hip-hop thập niên 90, thương hiệu đã khởi xướng một dự án thời trang lớn hướng đến 3 mục tiêu: triển khai thành công một đợt phát hành sản phẩm có số lượng giới hạn (fashion drop), ra mắt một đĩa đơn và tạo ra một trải nghiệm thương mại điện tử đáng nhớ. Để thực hiện dự án này, Patta x Tommy đã hợp tác với hai hãng Ask Phill và Rōnin.
Tuy nhiên, dự án đối mặt với hai thách thức lớn: (1) Đảm bảo hiệu suất của trang web khi phải sử dụng nhiều nội dung yêu cầu băng thông cao như hoạt ảnh và video chất lượng HD; (2) Hạn chế tối đa tình trạng sập web trong thời gian cao điểm. Và giải pháp mà thương hiệu lựa chọn chính là headless commerce sử dụng Hydrogen và Oxygen của Shopify.
Hydrogen và Oxygen đã giúp Patta x Tommy loại bỏ gánh nặng của việc thiết lập headless commerce truyền thống và rút ngắn thời gian phát triển. Đội ngũ Ask Phill đã xây dựng toàn bộ chức năng của cửa hàng chỉ trong hai tuần – một điều rất khó thực hiện trước đó với các dự án headless commerce khác.
Với Shopify Plus Storefront API, Patta x Tommy đã đạt được những thành tựu như:
- Trang web Patta x Tommy thu hút hơn 15.000 lượt truy cập đồng thời mà không xảy ra sự cố trang web;
- Tất cả các sản phẩm đã được bán hết chỉ trong vài giờ;
- Thương hiệu có thể theo dõi hiệu suất trang web theo thời gian thực thông qua bảng điều khiển phân tích của Shopify. Điều này giúp việc phân tích hiệu suất trở nên đơn giản hơn nhiều so với trước đây.
Xem thêm: Top 5 thương hiệu chuyển đổi WooCommerce sang Shopify Plus thành công
Commerce Components
Tổng Quan
Commerce Components là một ngăn xếp công nghệ (tech stack) dạng mô-đun được phát triển đặc biệt cho các doanh nghiệp lớn nhằm xây dựng trang web headless commerce với Shopify Plus. Shopify Commerce Components bao gồm 30 thành phần cốt lõi của hoạt động kinh doanh trực tuyến, điển hình như giỏ hàng, thanh toán, quản lý dữ liệu, giao hàng,… Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh hoặc tích hợp các thành phần này theo nhu cầu của mình để tạo ra các giải pháp độc đáo cho trang web headless commerce trên Shopify.
Kể từ khi Commerce Components ra mắt, nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng ngăn xếp công nghệ mới này, bao gồm Mattel, JB Hifi, Glossier, Coty, Steve Madden, Spanx và Staples.
Xem thêm: 10 thương hiệu thành công chuyển đổi custom platform sang Shopify Plus
Ưu Điểm
- Kiến trúc mô-đun linh hoạt: Với kiến trúc mô-đun, Commerce Components có thể kết nối không giới hạn với các API. Do đó, doanh nghiệp có thể tích hợp và sử dụng nhiều thành phần mà không lo bị ảnh hưởng đến hệ thống, đồng thời dễ dàng thêm, xóa và tùy chỉnh các thành phần theo nhu cầu.
- Tối ưu chi phí: Commerce Components có mô hình giá dựa trên số lượng thành phần mà doanh nghiệp sử dụng, tức là doanh nghiệp chỉ trả phí cho những thành phần mà mình sử dụng. Hơn nữa, chi phí sử dụng sẽ được thanh toán theo hình thức hàng năm, giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác mức chi phí cần phải chi trả.
Nhược Điểm
- Tích hợp phức tạp: Quá trình tích hợp thành phần có thể gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các thành phần hoạt động độc lập và phối hợp hiệu quả trong cùng một hệ thống.
- Yêu cầu cao với việc lập kế hoạch: Để các thành phần hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết về các thành phần thương mại điện tử sẽ được tích hợp, nhà cung cấp muốn hợp tác, phương hướng triển khai và các giai đoạn triển khai.
- Yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao: Việc xây dựng và bảo trì hệ thống trang web headless commerce với Commerce Components đòi hỏi người phát triển phải có trình độ kỹ thuật nhất định. Doanh nghiệp có thể cần phải phát triển đội ngũ kỹ thuật nội bộ của riêng mình hoặc tìm và hợp tác với các đơn vị có chuyên môn cao.
- Bảo mật và tuân thủ: Nhà cung cấp của mỗi thành phần thương mại điện tử đều có giao thức bảo mật và quy định tuân thủ riêng. Do vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy tắc này khi tích hợp các thành phần, đồng thời vẫn phải đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của các thành phần còn lại và toàn bộ hệ thống.
5 Điều Doanh Nghiệp Cần Cân Nhắc Trước Khi Triển Khai Headless Commerce Với Shopify Plus
Trước khi quyết định triển khai headless commerce với Shopify Plus, doanh nghiệp nên cân nhắc xem liệu đây có phải là mô hình phù hợp với doanh nghiệp của mình không, từ đó mới có thể tận dụng tối đa các lợi ích mà headless commerce mang lại. Dưới đây là một số yếu tố mà doanh nghiệp nên xem xét trước khi đưa ra quyết định của mình:
- Nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật: Muốn phát triển trang web headless commerce thì doanh nghiệp bắt buộc cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn rất nhiều so với phát triển trang web Shopify truyền thống. Doanh nghiệp sẽ cần các nhà phát triển front-end có chuyên môn cao, thường xuyên làm việc với API, khung Remix và nhiều ngôn ngữ lập trình. Doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc đến chuyên môn của nhóm kỹ thuật nội bộ, hoặc hợp tác với một đơn vị Shopify headless commerce có kinh nghiệm. BSS Commerce có thể là một trong những lựa chọn mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
- Ngân sách triển khai: Việc xây dựng và duy trì một trang web headless commerce sẽ có chi phí cao hơn nhiều so với việc sử dụng các chủ đề Shopify được thiết kế sẵn. Doanh nghiệp sẽ cần xem xét các chi phí như phát triển, lưu trữ, bảo trì liên tục, tích hợp bên thứ ba và có thể là chi phí thuê chuyên gia bên ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp nên đảm bảo ngân sách của mình phù hợp với phạm vi và độ phức tạp của trang web headless commerce mà mình mong muốn.
- Yêu cầu về chức năng: API Shopify Storefront cho phép quyền truy cập vào các chức năng cốt lõi của Shopify. Tuy nhiên, một số tính năng đặc biệt (niche feature) hoặc tùy chỉnh cụ thể chỉ có thể được sử dụng khi doanh nghiệp phát triển bổ sung hoặc tích hợp chúng với các ứng dụng của bên thứ ba. Do đó, doanh nghiệp cần rà soát cẩn thận các tính năng mà doanh nghiệp muốn có, và đảm bảo chúng có thể được triển khai với headless commerce.
- Bảo trì và hỗ trợ: Với các cửa hàng Shopify truyền thống, doanh nghiệp sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề cập nhật hay bảo trì, bởi tất cả những việc này đều đã được tự động hoá. Tuy nhiên, với headless commerce, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trong việc duy trì và cập nhật mọi hoạt động, từ giao diện người dùng cho đến bất kì tích hợp tùy chỉnh nào có trong trang headless commerce. Vì vậy, doanh nghiệp nên có một kế hoạch cụ thể để xử lý các bản sửa lỗi (bug fixes), cập nhật bảo mật và bảo trì liên tục để đảm bảo cửa hàng trực tuyến của mình luôn an toàn và hoạt động một cách tối ưu.
- Cam kết về thời gian: Phát triển một trang web headless commerce tùy chỉnh cần có khá nhiều thời gian. Không giống như việc khởi chạy một cửa hàng Shopify với các chủ đề được thiết kế sẵn, headless commerce có một chu kỳ phát triển dài hơn. Vì vậy, doanh nghiệp nên dự tính giai đoạn thời gian này vào trong kế hoạch dự án của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên trao đổi rõ ràng với các bên liên quan về ngày ra mắt thực tế và nguy cơ chậm trễ của trang web headless commerce.
BSS Commerce – Đối Tác Tin Cậy Giúp Triển Khai Website Trên Shopify Plus
Với hơn 12 năm kinh nghiệm, BSS Commerce tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ phát triển website thương mại điện tử toàn diện và chuyên nghiệp, đồng thời cũng là đối tác chính thức của Shopify tại Việt Nam. BSS Commerce chuyên tạo ra các trang web thương mại điện tử độc đáo với hiệu suất cao, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt được thành công trong kinh doanh trực tuyến. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang cân nhắc đến headless commerce, BSS Commerce có thể là một trong những đối tác phù hợp giúp bạn triển khai mô hình trang web thương mại điện tử này.
Bạn có thể tham khảo các dịch vụ phát triển Shopify Plus nổi bật khác dành cho doanh nghiệp của BSS Commerce, bao gồm:
- Phát triển website Shopify Plus theo yêu cầu
- Chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus
- Tích hợp Shopify Plus với tiện ích khác
- Hỗ trợ kỹ thuật
Kết Luận
Với 3 cách triển khai headless commerce với Shopify Plus, BSS Commerce tin rằng doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa sức mạnh của Shopify Plus để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và nâng cao doanh thu của mình. Và nếu bạn muốn được tư vấn thêm về headless commerce, cách thiết lập headless commerce với Shopify Plus để đạt hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với BSS Commerce!