Việt Nam đang trở thành "miếng bánh ngon" cho các nhãn hàng, nhà đầu tư, nhà bán lẻ hướng đến. Đồng nghĩa với đó, thị trường thương mại điện tử của nước ta đang từng bước phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao qua mỗi năm. Để cạnh tranh trong “cuộc chiến” không khoan nhượng này, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cần phải sử dụng các hình thức marketing trong thương mại điện tử một cách thông minh. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, hãy cùng BSS Commerce khám phá những hình thức marketing thương mại điện tử hiệu quả nhất nhé.
Doanh nghiệp cần áp dụng các hình thức Marketing thương mại điện tử phù hợp
Tổng quan thương mại điện tử tại Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) là việc mua bán các sản phẩm, dịch vụ trên Internet. Hiện nay có nhiều định nghĩa về thương mại điện tử. Theo tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet".
Theo Ủy ban TMĐT của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thì "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet."
Tại Việt Nam, thương mại điện từ được định nghĩa là "việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. Nói một cách dễ hiểu, các hoạt động thương mại được triển khai trên phương tiện điện tử sẽ được coi là thương mại điện tử.
Điểm qua: Top nền tảng thương mại điện tử tốt nhất
Để nắm bắt xu hướng TMĐT và vượt xa những đối thủ khác, những chủ doanh nghiệp tại Việt Nam cần có cái nhìn rõ ràng về bức tranh tổng quan và xu hướng phát triển của TMĐT, có thể kể đến như sau:
1. Bức tranh tổng quan
Dưới sự khó khăn của nhiều ngành kinh tế phải chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì ngành thương mại điện tử lại ghi nhận nhiều sự tăng trưởng ấn tượng. Không phải đến bây giờ TMĐT mới có bước chuyển mình mạnh mẽ này mà đã và đang từng bước phát triển. Chính tình hình khó khăn là cú huých mạnh đến TMĐT và là nguyên nhân khiến thói quen mua sắm của người tiêu dùng có sự thay đổi.
Nếu trước khi có dịch bệnh, trung bình mỗi ngày người dùng dành khoảng 3 tiếng để mua sắm trực tuyến thì trong giai đoạn này, con số tăng lên 4-5 tiếng, thậm chí còn có thể nhiều hơn. Theo báo cáo, 81% người tiêu dùng nói họ đã thay đổi thói quen mua sắm khi dịch bùng phát, 92% trong số đó khẳng định sẽ tiếp tục mua sắm bằng cách này trong dài hạn, cả khi không còn dịch bệnh.
Covid-19 thúc đẩy thương mại điện tử Việt Nam có sự "chuyển mình" rõ rệt. Nguồn: NHD
Theo Sách trắng Thương mại điện tử 2021, doanh thu TMĐT B2C tăng liên tục từ năm 2016 là 5 tỷ USD, năm 2019 đạt hơn 10 tỷ USD, năm 2020 là 11,8 tỷ USD. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia (2021-2025), đến năm 2025 sẽ có khoảng hơn một nửa dân số tham gia mua sắm trực tuyến. Doanh thu mô hình TMĐT B2C dự báo sẽ tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD và chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Các hàng hóa được lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều nhất đó là thực phẩm, quần áo, mỹ phẩm, thiết bị gia đình...
2. Các xu hướng phát triển
Mặc dù các hình thức Marketing ở Việt Nam đang phát triển nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế như hình thức truyền thông tin một chiều, ít có sự tương tác với người tiêu dùng hay sự bùng nổ của TMĐT khiến việc Marketing truyền thống kém hiệu quả. Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp đã thay đổi bằng cách chuyển đổi từ Marketing truyền thống sang Digital Marketing - hướng đến nhiều yếu tố và đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Các chuyên gia đã dự đoán, TMĐT sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ vào năm 2021 và giúp cho nền kinh tế phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội xây dựng các chiến lược, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, mở rộng thị trường. Dự đoán xu hướng phát triển TMĐT trong giai đoạn tới sẽ hướng đến 3 yếu tố đó là thanh toán không dùng tiền mặt, chú trọng thời gian vận chuyển hàng hóa và thay đổi cách tiếp cận khách hàng:
- Xu hướng 1: Hình thức thanh toán bằng thẻ, ví điện tử đang dần phổ biến, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Theo thống kê về số lượng giao dịch không tiền mặt 3 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua kênh Internet đặt đạt giá trị 8,1 triệu tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước; thanh toán qua điện thoại di động ước tính giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng, tăng 103% và thanh toán qua QR code khoảng 4,479 tỷ đồng, tăng 146%.
- Xu hướng 2: Người tiêu dùng luôn hướng đến dịch vụ giao hàng hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng và có chi phí tiết kiệm nhất. Vận chuyển là khâu cuối cùng để đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Do đó, đây là "chìa khóa" của nhiều nền tảng TMĐT hiện nay. Khi nhà bán hàng có đơn vị vận chuyển tích hợp sẽ giảm chi phí kho, số lượng nhân lực, các yêu cầu đổi/trả hàng được xử lý nhanh chóng.
- Xu hướng 3: Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng chú trọng đến việc kinh doanh trực tuyến. Do đó, trong bối cảnh xã hội có khoảng cách, các doanh nghiệp và người bán hàng càng cần phải áp dụng những chiến lược sáng tạo để tiếp cận khách hàng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo, live streams….
Thanh toán không cần tiền mặt đang là xu hướng hiện nay
Top các hình thức Marketing trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử tại Việt Nam đang trên đà phát triển, đây vừa là lợi thế và cũng là bất lợi của nhiều doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tồn tại và phát triển cần phải có các hình thức marketing trong thương mại điện tử phù hợp.
Nói một cách dễ hiểu, doanh nghiệp cần nổi bật giữa các đối thủ để thu hút sự chú ý từ khách hàng, tạo ra phân khúc người mua và khách hàng, kết nối với khách hàng bằng các thiết bị... Mỗi doanh nghiệp sẽ phù hợp với hình thức marketing khác nhau, bạn nên tìm hiểu từng yếu tố để phát huy tác dụng tốt nhất
1. Tối ưu SEO trang web
Tối ưu hóa SEO trang web là một trong các hình thức marketing trong thương mại điện tử hàng đầu mà các chủ doanh nghiệp cần phải chú trọng hàng đầu. Khi tối ưu hóa website cần chú ý những yếu tố như tiêu đề, thẻ meta, nội dung, hình ảnh, URL... SEO là cách thu hút lưu lượng truy cập vào website miễn phí, mặc dù bạn sẽ phải tốn khá nhiều thời gian nhưng lợi ích sẽ lâu dài hơn.
Tối ưu SEO trang web
Một ví dụ thực tế đó là bạn có một website TMĐT bán giày. Một khách hàng đang tìm kiếm một đôi giày để chạy bộ và tìm kiếm trên Google từ khóa "những đôi giày tốt nhất cho người chạy bộ". Bạn đã viết một bài blog chuyên sâu về việc chọn giày, trong đó bao gồm giới thiệu về các hãng giày tốt và thông tin về những loại giày khác nhau.
Người đọc sẽ thấy bài viết của bạn, đến cuối bài viết bạn sẽ thấy thông tin về tư vấn mẫu giày, kích cỡ giày với điều kiện phải truy cập bằng email. Vài ngày sau, khách hàng sẽ nhận được mã khuyến mãi. Khách hàng nhận thấy website đã đáp ứng được nhu cầu của họ và chiết khấu nhanh chóng. Có thể thấy, khi bài viết của website được tối ưu hóa, doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đọc thêm: 10 Xu hướng thúc đẩy SEO cho website thương mại điện tử
2. Cung cấp trải nghiệm mua hàng trên di động (mobile optimization)
Theo nghiên cứu, hơn một nửa các hoạt động mua sắm trực tuyến được diễn ra trên các thiết bị di động. Những lợi ích khi tối ưu hóa thiết bị di động đó là tăng tốc độ của website, giảm tỷ lệ thoát, cải thiện SEO và quan trọng là cung cấp các trải nghiệm mua hàng. Để cải thiện trải nghiệm trên thiết bị di động đó là tối ưu hóa nội dung, thiết kế website dễ nhìn, cải thiện tốc độ website, sử dụng các phím tắt cho người dùng.
Việc tối ưu hóa nội dung và thiết kế website rất quan trọng, cần đảm bảo các yếu tố như bố cục sắp xếp dễ nhìn, các danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ hướng đến nội dung tối giản, dễ hiểu nhất. Tốc độ website cũng là yếu tố để giữ chân khách hàng, vì thực tế có đến 53% người tiêu dùng sẽ rời khỏi trang web nếu phải đợi hơn 3 giây cho việc tải trang. Bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách sử dụng hình ảnh có kích cỡ nhỏ hơn.
Số lượng người sử dụng các thiết bị di động để truy cập vào website TMĐT rất lớn
Tìm hiểu về Mobile Commerce và tác động của nó tới các doanh nghiệp
3. Sử dụng công cụ chat trực tuyến
Sử dụng những công cụ chat trực tuyến như Chatbots hay Virtual assistant giúp quá trình mua sắm diễn ra dễ dàng hơn, không cần chờ đợi phản hồi từ admin. Doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhu cầu của khách hàng nhanh chóng như loại sản phẩm, các mẫu có sẵn hoặc hết hàng, chương trình khuyến mãi, ưu đãi. Virtual assistants có chức năng linh hoạt hơn như một trợ lý ảo giúp giải quyết các vấn đề như quản lý lịch trình, đọc email, thậm chí là gọi điện thoại.
Sử dụng công cụ chat trực tuyến đang là xu hướng
4. Cá nhân hóa (Personalization)
Cá nhân hóa trong marketing đó là hướng đến việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách thu thập những dữ liệu của người dùng như nhân khẩu học, hành vi... từ đó chăm sóc các đối tượng tận tình hơn. Làm được việc này, doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu, tăng lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng và tạo sự nhất quán trên các kênh.
Một ví dụ tiêu biểu về việc cá nhân hóa trong marketing giúp bạn có thể hình dung dễ dàng hơn đó là doanh nghiệp của bạn có chi nhánh ở nhiều tỉnh thành, xu hướng tiêu dùng sẽ khác nhau, đặc biệt là các thời điểm trong năm. Nếu vào tháng 1 các tỉnh thành phía Bắc mặc trang phục ấm áp thì ngược lại miền Nam lại không có mùa đông. Do đó, các sản phẩm cần phù hợp để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
5. Sử dụng remarketing
Remarketing (Tiếp thị lại) được hiểu đơn giản là khi khách hàng truy cập vào website của bạn, nhưng họ rời đi mà không hoàn tất quá trình mua hàng. Sau đó họ lướt web, sử dụng các mạng xã hội và quảng cáo của bạn sẽ thu hút sự quan tâm của bạn, khiến họ phải quay trở lại hoàn thành đơn hàng. Bên cạnh đó, remarketing cũng được sử dụng để thực hiện các chiến lược upsell (gia tăng bán hàng), cross-sell (bán chéo sản phẩm).
Doanh nghiệp sẽ tiếp cận cho khách hàng sản phẩm cao cấp hơn sản phẩm ban đầu họ có ý định mua. Việc upsell thậm chí còn cho doanh thu tốt hơn việc cố gắng tìm khách hàng mới. Ví dụ, nếu bạn có nhu cầu mua điện thoại, website TMĐT sẽ gợi ý điện thoại có cấu hình mạnh, dung lượng cao hơn. Ngoài ra, cross-sell sẽ bán thêm phụ kiện hoặc sản phẩm liên quan.
Sử dụng remarketing khiến khách hàng quay trở lại hoàn thành đơn hàng hiệu quả
6. Tối ưu website chuẩn UX UI
UX là trải nghiệm người dùng, UI là giao diện người dùng, đây là hai yếu tố luôn song hành với nhau. Tối ưu UX/UI trong thiết kế website có nhiều lợi ích tích cực như cải thiện hình ảnh của công ty, chuyển đổi khách hàng truy cập của bạn thành khách hàng, nổi bật hơn đối thủ, tăng doanh số và tiết kiệm chi phí, thời gian. Trong thiết kế UI/UX cho website, cần cân bằng hai yếu tố này hài hòa, đồng thời phối hợp với người có chuyên môn để tạo nên những sản phẩm chất lượng nhất.
7. Đầu tư vào quảng cáo
Các nền tảng phục vụ cho quảng cáo sản phẩm đó chính là Tiktok, Youtube, Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest.... Việc xuất hiện quảng cáo của bạn trên nhiều nền tảng, vị trí, định dạng khác nhau sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng. Ví dụ bạn tìm kiếm thông tin sản phẩm trên Google, bạn sẽ thấy quảng cáo về sản phẩm đỏ trên đa kênh, với nhiều dạng như post, banner, video, story... Mỗi kênh quảng cáo sẽ có ưu điểm riêng, tùy thuộc vào sản phẩm, ngân sách marketing mà có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.
8. Sử dụng nền tảng TMĐT có sẵn tích hợp tính năng Marketing
Nền tảng TMĐT là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình Marketing. Lựa chọn một nền tảng phù hợp sẽ giúp khách hàng tăng trải nghiệm mua sắm, đồng thời người kinh doanh cũng thuận lợi hơn trong việc điều hành và phát triển.
Một trong những nền tảng thương mại thương mại điện tử có sẵn tích hợp tính năng Marketing là Magento. Magento là nền tảng đang chiếm 1/4 thị phần nền tảng hiện nay với nhiều tính năng như quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho, dịch vụ khách hàng, quản lý đặt hàng, thanh toán, công cụ hỗ trợ marketing. Đặc biệt trong phần công cụ Marketing, Magento đã tích hợp sẵn những tính năng như: Email Marketing, Private Sales, Review khách hàng, Giftcards,...
Bên cạnh đó, nền tảng này còn có thể thêm những extension của bên thứ ba liên quan đến quảng cáo.
Các tính năng Marketing của nền tảng Magento
Đọc thêm: 10 Lý do tại sao nên chọn Magento cho website thương mại điện tử
9. Tích hợp trang mạng xã hội
Tích hợp thêm các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook, Zalo... sẽ kích thích được nhiều khách hàng tiềm năng. Thay vì việc cố gắng điều hướng về website thì hãy để họ mua sản phẩm trực tiếp tại những kênh truyền thông quen thuộc. Ví dụ, Instagram là mạng xã hội với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Đây chính là cơ hội để kết nối các thương hiệu với người dùng. Trong các bài đăng, reels, story hàng ngày, hãy thêm các đường dẫn đến trang TMĐT, sử dụng thêm hashtags một cách có chủ đích để tăng khả năng tiếp cận và tương tác.
Tích hợp trang mạng xã hội sẽ thu hút số lượng khách hàng tiềm năng
10. Sử dụng email marketing
Email Marketing là hình thức mang lại hiệu quả tốt nhưng thường bị bỏ quên. Email mang lại tương tác mật thiết hơn, truyền tải nội dung sâu hơn các bài đăng thông thường trên các trang mạng xã hội. Nếu khách hàng đã đăng ký nhận thông tin về mail thì họ thực sự quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp bạn cung cấp. Có nhiều dịp đến bạn gửi mail cho khách hàng như chào mừng, cảm ơn khách hàng sau khi mua hàng, gửi thông tin khuyến mãi, thông tin sản phẩm mới....
Sử dụng email marketing là hình thức không thể thiếu
11. Triển khai quảng cáo Google Mua sắm (Google Shopping Ads)
Google Shopping Ads vận hành trên 2 công cụ chính đó là Google Ads và Google Merchant Center. Thực tế cho thấy, tỷ lệ click vào quảng cáo của Google gia tăng nhiều so với các hình thức khác. Lợi ích của việc sử dụng Google Shopping Ads đó là Google tự xác định thời gian quảng cáo hiển thị, tính toán tìm kiếm nào kích hoạt quảng cáo của bạn, hiển thị quảng cáo với người dùng, từ đó thúc đẩy doanh thu tăng cao mạnh mẽ.
Sử dụng quảng cáo Google mua sắm
12. Phát hành phiếu quà tặng (voucher)
Trong số các cách khuyến mãi để thu hút khách hàng như thẻ tích điểm, bán hàng theo combo sản phẩm... thì tặng voucher sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn, giúp giữ chân khách hàng, kích thích họ tiếp tục mua sắm. Tích hợp voucher vào email marketing, các bản tin, quảng cáo trên google, mạng xã hội vào những dịp đặc biệt như giáng sinh, lễ tình nhân, ngày của mẹ... là cách marketing thông minh hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên quá lạm dụng voucher, hãy nâng cao giá trị của voucher thay vì tần suất xuất hiện.
Đọc thêm: 11 cách tăng doanh số bán hàng online cho các nhà bán lẻ
13. Sử dụng nội dung cho người dùng tạo (user-generated content)
Nội dung do người dùng tạo (UGC) là bất cứ nội dung nào (hình ảnh, video, bài đánh giá, podcast) được tạo ra bởi khách hàng mà không phải bài đăng từ doanh nghiệp. Đây là hình thức marketing tự nhiên, không gò ép, tuy nhiên đối tượng tạo nên nội dung phải là người có tầm ảnh hưởng, được nhiều người biết đến hoặc tạo nên giá trị nào đó trong các lĩnh vực của cuộc sống.
90% người tiêu dùng nói rằng họ bị ảnh hưởng quyết định mua hàng bởi UGC so với các quảng cáo từ email, Google. Ví dụ, một sản phẩm được gửi cho một diễn viên nổi tiếng sử dụng, họ sẽ chụp ảnh, quay video để tương tác với sản phẩm và đăng lên mạng xã hội. Một cách tự nhiên, những khách hàng tiềm năng có nhu cầu về sản phẩm của bạn.
Sử dụng nội dung cho người dùng tạo là hình thức marketing tự nhiên
14. Triển khai chương trình giới thiệu (referral program)
Tiếp thị giới thiệu là cách tốt nhất để chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Đây là phương pháp giúp nhắm đúng đối tượng và tạo sự tin tưởng vì nguồn chính của kênh này đó là phản hồi của khách hàng đã sử dụng sản phẩm và đăng tải trên mạng xã hội, sức ảnh hưởng từ những người nổi tiếng... Sự thành công của Airbnb cũng là ví dụ cho Referral marketing. Airbnb sử dụng kênh WhatsApp (chỉ bạn bè mới gửi được tin nhắn cho bạn) để cạnh tranh với các đối thủ, thu hút người dùng.
15. Tiếp thị liên kết (affiliate marketing)
Affiliate Marketing là hình thức tạo doanh thu bằng cách trả phí cho đối tác quảng bá khi khách hàng mua sắm dịch vụ, đăng ký thông tin. Hiện nay, có hàng triệu doanh nghiệp đã và đang sử dụng hình thức này, tiêu biểu ở Việt Nam đó là Shopee, Lazada, Tiki... Tuy nhiên, cốt lõi của việc thành công trong tiếp thị liên kết đó là bạn phải sở hữu những sản phẩm, dịch vụ có giá trị, hấp dẫn thì mới có thể giữ chân được khách hàng và những đối tác.
Cách chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp để Marketing hiệu quả
Sau khi tìm hiểu về thị trường, lựa chọn các chiến lược phù hợp thì bước không kém phần quan trọng đó là chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nền tảng như Magento, Shopify, BigCommerce, WooCommerce.... Bạn cần phải xác định mục tiêu, ngân sách và đánh giá các lợi ích của nền tảng đó. Các yếu tố cần có của một nền tảng TMĐT lý tưởng mà các doanh nghiệp nên áp dụng như sau:
- Dễ dàng cài đặt và sử dụng: Nếu trình độ kỹ thuật không quá cao thì những nền tảng dễ cài đặt và sử dụng nên được ưu tiên. Bên cạnh đó, các tính năng cơ bản cần được tích hợp trong nền tảng của bạn.
- Thân thiện với thiết bị di động: Hiện nay, lưu lượng người sử dụng các thiết bị di động để truy cập vào các trang TMĐT là rất lớn. Do đó, hãy chắc chắn nền tảng bạn sẽ áp dụng tương thích với các thiết bị này.
- Khả năng SEO: Nếu sản phẩm của bạn tốt nhưng không có các công cụ để thu hút khách hàng thì sẽ khó khăn để đạt được doanh thu như mong đợi. Vì vậy, các trang TMĐT, website cần có khả năng SEO tốt.
Đọc thêm: WooCommerce và Magento: Nền tảng nào là phù hợp cho Doanh nghiệp của bạn?
Lời kết
BSS Commerce đã điểm qua các hình thức marketing trong thương mại điện tử trên đây, chắc hẳn doanh nghiệp của bạn sẽ tìm ra hướng đi phù hợp nhất cho mình để tiếp cận, lôi kéo khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp cũng nâng cao được vị thể của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.