Skip links

Tích hợp cổng thanh toán trực tuyến cho website thương mại điện tử

Hiện nay khi các giao dịch trên nền tảng số đã trở nên quá phổ biến thì một phần không thể thiếu của website thương mại điện tử là cổng thanh toán trực tuyến. Qua bài viết này, BSS commerce sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết về cổng thanh toán trực tuyến để bạn có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn cho website của mình một cách dễ dàng hơn.

Cổng thanh toán trực tuyến

1. Cổng thanh toán trực tuyến là gì

Cổng thanh toán trực tuyến là hệ thống giúp liên kết giữa người mua, ngân hàng và người bán. Khi bạn mua hàng thông qua website thương mại điện tử và chọn hình thức thanh toán trước bằng thẻ ngân hàng nghĩa là bạn đang sử dụng một cổng thanh toán trực tuyến để xử lí giao dịch. 

2. Chức năng của cổng thanh toán trực tuyến

Cổng thanh toán sẽ nhận thông tin giao dịch tại website thương mại điện tử và xử lí những thông tin đó (như số tài khoản, tên chủ tài khoản,...). Sau đó, cổng thanh toán trực tuyến sẽ xử lí giao dịch tại ngân hàng kết nối và cuối cùng là thông báo cho bạn biết giao dịch đã được thực hiện thành công hay chưa. 

Quá trình xử lí giao dịch trên cổng thanh toán trực tuyến

Bước 1: Khách hàng nhấn nút “Mua hàng” và điền các thông tin cần thiết để chuyển dữ liệu giao dịch. Dữ liệu được mã hóa và gửi đến máy chủ web của người bán thông qua kết nối SSL. Bước 2: Sau khi nhận được dữ liệu giao dịch, trang web sẽ chuyển dữ liệu đó đến cổng thanh toán thông qua một kênh SSL được mã hóa khác. Bước 3: Thông tin được chuyển đến bộ xử lý thanh toán. Đây là những công ty cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán với tư cách là bên thứ ba. Bộ xử lý thanh toán được kết nối với cả tài khoản của người bán và cổng thanh toán để có thể chuyển dữ liệu qua lại. Ở giai đoạn này, bộ xử lý thanh toán sẽ chuyển giao dịch đến mạng thẻ (Visa, Mastercard, American Express,..) Bước 4:  Mạng thẻ xác minh dữ liệu giao dịch và chuyển dữ liệu đó đến ngân hàng phát hành (ngân hàng đã phát hành thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ của chủ thẻ). Bước 5: Ngân hàng chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu ủy quyền và gửi lại mã cho bộ xử lý thanh toán, mã này chứa thông tin chi tiết về trạng thái giao dịch hoặc lỗi. Bước 6: Trạng thái giao dịch được đưa trở lại cổng thanh toán, sau đó được chuyển đến trang web. Bước 7: Khách hàng nhận được tin nhắn với trạng thái giao dịch (chấp nhận hoặc từ chối) qua giao diện hệ thống thanh toán.

Lợi ích của cổng thanh toán trực tuyến

Cổng thanh toán trực tuyến giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và công sức với những giao dịch như thanh toán hóa đơn điện, nước,... Ngoài ra, cổng thanh toán còn khiến việc đặt trước các sản phẩm, dịch vụ trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, cổng thanh toán trực tuyến đóng vai trò quan trọng giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. 

Các cổng thanh toán trực tuyến phổ biến

  • Paypal: Paypal là một cổng thanh toán trực tuyến rất phổ biến trên thế giới. Nếu website của bạn nhắm vào khách hàng quốc tế, thì Paypal là tích hợp phù hợp. PayPal chấp nhận nhiều loại thẻ tín dụng, bao gồm cả Amex và Visa. Ngoài ra, PayPal Pro cũng cho phép thanh toán bằng 26 loại tiền tệ khác nhau, rất thuận tiện cho các giao dịch quốc tế.
Đọc thêm về cách thiết lập phương thức thanh toán Paypal cho website Magento
  • Payoo: Payoo là một cổng thanh toán khá phổ biến với phân khúc bình dân. Đa số các giao dịch Payoo là mua hàng online hoặc thanh toán hóa đơn điện, nước.
  • Ngân lượng: Ngân lượng là nền tảng tiên phong trong các cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Với Ngân lượng, bạn có thể mua hàng online, nạp thẻ cào điện thoại hoặc nạp tiền vào tài khoản chơi game. Ngân lượng còn có tình năng thanh toán tạm giữ nghĩa là chỉ cho phép người bán nhận tiền sau khi người mua nhận được hàng.
  • Bảo Kim: Cổng thanh toán trực tuyến Bảo Kim cũng được tin dùng bởi rất nhiều khách hàng tại Việt Nam. Tương tự như Ngân lượng, Bảo Kim hỗ trợ thanh toán thẻ cào điện thoại, nạp thẻ game và các giao dịch mua hàng online. Ngoài ra, bạn còn có thế mua thẻ Visa hoặc Trustcard thông qua Bảo Kim. 
  • Momo: Thông thường, mọi người sẽ biết đến Momo như là một ví điện tử, tuy nhiên, Momo còn là một cổng thanh toán trực tuyến cho phép người dùng thanh toán các hóa đơn điện nước cũng như mua data và thẻ cào điện thoại. Ngoài các chức năng chính của một cổng thanh trực tuyến, Momo còn có nhiều dịch vụ đa dạng và tiện lợi khác như đặt mua vé máy bay, vé xem phim,...
  • VNPAY: VNPAY hiện nay có hơn 40 đối tác đến từ các ngân hàng và các công ty viễn thông lớn trong nước. Ngoài ra, VNPAY hỗ trợ thanh toán bằng mã QR khiến cho việc mua hàng ở các trang thương mại điện tử trở nên vô cùng dễ dàng và nhanh chóng.
  • Smartlink: là cổng thanh toán trực tuyến do Vietcombank phát triển. Phần lớn khách hàng của Smartlink là các doanh nghiệp vừa và lớn. Hiện nay, cổng thanh toán này liên kết với hầu hết các ngân hàng trong nước và cung cấp dịch vụ thanh toán trên  nhiều kênh như ATM, POS, điện thoại di động.

Bạn có muốn phát triển một website thương mại điện tử với tỷ lệ chuyển đổi cao?

Liên hệ tư vấn
Đọc thêm về các cổng thanh toán điện tử quốc tế cho website Magento tại đây.

Các tiêu chí khi lựa chọn cổng thanh toán trực tuyến cho website

1. Khả năng tương thích

Đầu tiên, bạn cần đảm bảo rằng một cổng thanh toán chấp nhận tất cả các mạng thẻ tín dụng được yêu cầu. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp quốc tế, bạn phải đảm bảo khách hàng của mình có thể thanh toán bất kể họ sử dụng đơn vị tiền tệ nào. 

2. Hạn mức giao dịch

Hạn mức giao dịch là số tiền tối thiểu/tối đa mà cổng thanh toán trực tuyến cho phép trong 1 lần giao dịch. Khách hàng sẽ mong muốn thanh toán một lần cho tất cả sản phẩm. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến hạn mức giao dịch hàng ngày hoặc hàng tháng. Mặc dù ít gặp hơn, nhưng hạn mức này cũng đóng một vai trò rất lớn đối với sự lựa chọn của nhà cung cấp cổng thanh toán trực tuyến.

3. Tính bảo mật

Tính bảo mật là một yếu tố quan trọng, nhất là khi cổng thanh toán sẽ là nơi diễn ra giao dịch về tiền bạc. Bạn nên lưu ý chọn những nhà cung cấp có uy tín để tránh nguy cơ bị rò rỉ thông tin khách hàng hoặc thông tin về tài khoản. 

4. Phí dịch vụ

Cổng thanh toán yêu cầu phí sử dụng các công cụ của bên thứ ba để xử lý và ủy quyền giao dịch. Mọi bên tham gia vào quá trình xác minh/ủy quyền hoặc xử lý thanh toán đều tính phí. Các giao dịch thường được lập hóa đơn theo số lượng, vị trí (trên một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định) và loại sản phẩm (vật lý hoặc kỹ thuật số). Mỗi nhà cung cấp giải pháp thanh toán đều có các điều khoản sử dụng và phí riêng. Thông thường, bạn sẽ có các loại phí sau:

5. Loại sản phẩm được cho phép

  • Phí thiết lập cổng
  • Phí cổng hàng tháng
  • Phí thiết lập
  • Phí cho mỗi giao dịch được xử lý
Có hai loại sản phẩm được các nhà cung cấp xem xét: sản phẩm kỹ thuật số và sản phẩm vật lý. Một số nhà cung cấp giải pháp thanh toán cung cấp dịch vụ của họ cho cả sản phẩm vật lý và kỹ thuật số. Nhưng đôi khi chỉ có một loại sản phẩm được sử dụng trong một hệ thống nhất định. Vì vậy, trước khi đăng ký nhà cung cấp, hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp đó cho phép loại sản phẩm của bạn. Chúng tôi hi vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về cổng thanh toán trực tuyến và lựa chọn cho website của mình cổng thanh toán phù hợp nhất. Mỗi doanh nghiệp đều khác nhau, vì vậy bạn hãy tìm hiểu thông tin dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để đưa ra quyết định nhé.
Tải Ebook về lộ trình Xây dựng website TMĐT cho doanh nghiệp với những thông tin toàn diện, hiệu quả nhất cho quá trình ra quyết định trở nên dễ dàngLink tải Ebook!
xay dung website thuong mai dien tu

Leave a comment