Skip links

Các Xu Hướng Chuyển Đổi Số Chủ Đạo Của Việt Nam

Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam

Đại dịch Covid và các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến công nghệ trở thành công cụ tất yếu trong hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng và mức độ sử dụng công nghệ tăng mạnh đã khiến các doanh nghiệp bắt buộc phải tiến tới chuyển đổi số. Đây không còn là mục tiêu dài hạn mà là nhu cầu thực tế để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chính vì thế, chuyển đổi số thực sự đã từng bước tham gia và ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, thậm chí ảnh hưởng đến đời sống và văn hóa.

Việt Nam là một nước đang phát triển với khả năng tiếp cận công nghệ nhanh chóng và linh hoạt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp xu thế chung để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nền kinh tế trên thế giới.

Các xu hướng chuyển đổi số với khả năng ảnh hưởng sâu rộng đang ngày càng nhận được nhiều sự chú ý. Trong bài viết, BSS sẽ giới thiệu với các bạn về chuyển đổi số và các xu hướng chuyển đổi số chủ đạo tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Chuyển đổi số là gì?

Trên thực tế, không có một định nghĩa nào chính xác về chuyển đổi số. Theo trang Salesforce, chuyển đổi số là quá trình sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để tạo ra những cái mới hoặc cải tiến những cái cũ bao gồm các quá trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường. 

Theo BSS Commerce, chuyển đổi số đối với mỗi doanh nghiệp chính là việc áp dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), … nhằm chuyển đổi mô hình doanh nghiệp truyền thống sang hình thức doanh nghiệp số. Chi phí vận hành sẽ được giảm đáng kể và doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Những thay đổi cơ bản này có tác động tích cực lên các doanh nghiệp và cách họ hoạt động giúp tối ưu mô hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đồng thời đem lại thêm giá trị cho khách hàng từ đó nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. 

Thực trạng chuyển đổi số của Việt Nam và trên thế giới 

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch… Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hơn 30 thành phố cũng định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới.

Xu hướng chuyển đổi số của Việt Nam và thế giới

Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam nói chung chưa thực hiện tốt chuyển đổi số, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo VCCI, ở Việt Nam, có tới 97% tổng số doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.

Nguyên nhân dẫn đến việc chuyển đổi số chưa tốt là do nhân lực thiếu kỹ năng số và kiến thức chuyên môn chưa cao; thiếu nền tảng hay cơ sở vật chất công nghệ do chi phí đắt đỏ, do thiếu tư duy về kỹ thuật số hoặc do mô hình chuyển đổi số chưa phù hợp. 

Với thực trạng như trên, các chủ doanh nghiệp cần phải đầu tư nguồn lực con người và tài chính để thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình để duy trì và cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. 

Triển vọng phát triển của Việt Nam trong tương lai

Chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng đang bắt đầu quá trình chuyển đổi số. Đối với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, chuyển đổi số đang là dự án ưu tiên của nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. 

Phía Nhà nước chủ trương đưa ra các chính sách hợp lý ưu tiên phát triển và đầu tư cho hạ tầng số, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, tập trung vào kỹ năng số cho người lao động, thúc đẩy thương mại và kinh tế xuyên biên giới. Những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp chắc chắn sẽ giúp Việt Nam có triển vọng phát triển tích cực trong tương lai.

Trong tương lai không xa, các ngành kinh doanh mới như dịch vụ công nghệ số, công nghiệp nội dung và giải trí số, an toàn an ninh mạng có thể trở thành những ngành kinh doanh mũi nhọn, đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam.

Các xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam năm 2022

Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, các lệnh cách ly xã hội và việc hạn chế đi lại giữa các nước khiến nhiều doanh nghiệp, trường học phải đóng cửa và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu,… Thực trạng này đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu về kinh doanh, đời sống trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Đối mặt với những thách thức chưa từng có, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích ứng với môi trường kinh doanh đã thay đổi hoàn toàn. Và trong năm 2022, đây là một số xu hướng chuyển đổi số chủ đạo sẽ trở nên phổ biến và xoay chuyển thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam. 

Xu hướng điện toán đám mây 

Xu hướng chuyển đổi số điện toán đám mây

Điện toán đám mây là mô hình cho phép bạn có thể truy cập các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS) thông qua kết nối mạng. Tài nguyên điện toán có thể truy cập và chỉnh sửa nhanh chóng bởi người dùng mà không cần sự tham gia của Nhà cung cấp dịch vụ.

Các ví dụ điển hình của dịch vụ điện toán đám mây là Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud,… Theo đó, người dùng sẽ đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ miễn phí và trả phí tùy theo nhu cầu sử dụng. Họ bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu bằng tài khoản “đám mây” của mình và truy cập vào sử dụng từ bất cứ vị trí nào miễn có kết nối mạng.

Nhờ dịch vụ điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình, chi phí và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Xu hướng thương mại điện tử Headless (Headless eCommerce)

Xu hướng chuyển đổi số thương mại điện tử Headless

Đây là một khái niệm khá mới mẻ trong thương mại điện tử, đặc biệt là tại Việt Nam. Tuy nhiên, lợi ích mà xu hướng chuyển đổi số này mang lại là cực kỳ to lớn. Xu hướng Headless Commerce đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm và chú ý trong thời gian gần đây. Hãy cùng BSS Commerce tìm hiểu về khái niệm này nhé!

Định nghĩa

Headless eCommerce là cấu trúc đằng sau một giải pháp thương mại điện tử. Nó là sự tách rời front-end khỏi phần back-end từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm. Đối với các website có cấu trúc truyền thống, front-end (mặt giao diện, hiển thị những nội dung sản xuất tại back-end) và back-end (hệ thống dữ liệu, công cụ quản lý và tạo nội dung) liên kết chặt chẽ với nhau và nếu bạn muốn chỉnh sửa một trong hai thì phải chỉnh sửa luôn phần còn lại. 

Song nếu bạn sử dụng cấu trúc headless commerce, front-end và back-end hoạt động như 2 hệ thống độc lập. Bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa giao diện website mà không cần chỉnh sửa back-end. Ví dụ, bạn có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc có thể mua hàng ngay lập tức trên mạng xã hội thay vì truy cập và mua hàng trên website của doanh nghiệp. Như vậy, các themes hay templates sẽ không thể giới hạn các ý tưởng sáng tạo của bạn nếu bạn sử dụng Headless Ecommerce. Bạn có thể tùy ý chỉnh sửa để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. 

Cách thức hoạt động

Thương mại điện tử Headless kết nối điểm chạm khách hàng bao gồm các sản phẩm, các bài viết hay đánh giá của khách hàng với hoạt động tại văn phòng bằng giao diện lập trình ứng dụng cửa hàng (API). 

Nội dung hướng đến đối tượng khách hàng được quản lý bên ngoài nền tảng Headless tức là bạn có thể sử dụng content-management systems (CMS), progressive web apps (PWA), customer relationship management (CRM) mà không cần tìm một nền tảng thương mại điện tử nào cả.

Thương mại điện tử Headless hoạt động dựa trên thực hiện các yêu cầu giữa presentation layer và application layer bằng API. Ví dụ, khi một khách hàng ấn nút “mua ngay” trên điện thoại di động thì lập tức presentation layer sẽ gửi lệnh API đến application layer để thực hiện đơn hàng và cuối cùng thông báo cho khách hàng trạng thái đơn đặt hàng của họ.

Lợi ích của thương mại điện tử Headless

Tốc độ tải trang nhanh hơn

Sự tách rời giữa front-end và back-end giúp tăng tốc độ tải trang. Một cuộc khảo sát cho biết nếu website của bạn mất quá 3 giây để tải thì sẽ có tới 50% khách hàng bỏ đi. Việc front-end và back-end hoạt động độc lập, lượng thông tin người dùng phải tải về để hiển thị giảm mạnh, giúp các website và trang thương mại điện tử tải nhanh hơn.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Xu hướng chuyển đổi số thương mại điện tử Headless giúp nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Trong môi trường headless, với các thông tin về người dùng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được hành trình khách hàng và tùy biến quảng cáo, gợi ý mua hàng hay thiết lập các chính sách khuyến mại theo đúng nhu cầu và thói quen tiêu dùng thúc đẩy khách hàng mua hàng.

Với thương mại điện tử Headless, các nhà phát triển website có thể linh hoạt phục vụ khách hàng cho dù họ truy cập website trên thiết bị nào. Bởi thương mại điện tử Headless cho phép quản lý người dùng trên nhiều thiết bị khác nhau mà không gây mâu thuẫn trong hoạt động. 

Với thương mại điện tử Headless, bạn có thể nhanh chóng thay đổi giao diện hay sản phẩm nơi khách hàng đang mua sắm để cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Một cuộc khảo sát cho thấy khách hàng sẵn sàng chi thêm 40% nếu trải nghiệm mua hàng thật sự phù hợp với họ. 

Nhãn hàng Nike đã xây dựng website với Headless Ecommerce từ rất sớm để tối ưu từng phần block trên website, giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng. Nhờ một phần vào điều này, website của Nike có hơn 100 triệu lượt truy cập (số liệu tháng 1 năm 2022) trên cả PC và thiết bị di động hằng tháng với tỷ trọng mua hàng trực tiếp từ hãng cũng tăng lên đáng kể.

Chi phí rẻ hơn trong dài hạn

Mặc dù trong ngắn hạn, việc vận hành thương mại điện tử Headless đòi hỏi chi phí tốn kém hơn so với website thương mại điện tử truyền thống. Nhưng trong dài hạn, doanh nghiệp của bạn sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành và chi phí nâng cấp hệ thống với một website cải tiến và tốc độ tải nhanh. Việc áp dụng thương mại điện tử Headless còn giúp giữ chân khách hàng tốt hơn từ đó doanh nghiệp không phải tiêu pha quá nhiều vào các chiến dịch quảng cáo mà lại có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Tăng khả năng kiểm soát và mở rộng quy mô nhanh hơn

Thương mại điện tử Headless được mã hóa bằng các ngôn ngữ khác nhau có thể ngăn chặn các tích hợp tác động tiêu cực đến trải nghiệm của khách hàng. Với các API mạnh mẽ , thương mại điện tử Headless cho phép bạn tích hợp tất cả các hệ thống hiện có của mình (ERP , PIM , IMS , v.v.) để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Nó giúp bạn cập nhật liên tục những cải tiến công nghệ và thích ứng nhanh với các xu hướng mới của thương mại điện tử. Từ đó, thương mại điện tử Headless giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô nhanh chóng và phát triển bền vững.

Xu hướng chuyển đổi số IOT (Internet of things)

Xu hướng chuyển đổi số Internet vạn vật

Cụm từ “IoT” (Internet vạn vật) đã không còn là một khái niệm xa lạ trong thời đại này. Hiểu đơn giản, Internet vạn vật là một tập hợp các máy móc và thiết bị có khả năng kết nối và tương tác với nhau. Về cơ bản, Internet vạn vật là một mạng lưới các đối tượng vật lý được tích hợp với cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác với mục tiêu kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống qua internet.

Do có nhiều lợi ích, IoT được coi là một trong những nghiên cứu công nghệ quan trọng nhất đối với cuộc sống hàng ngày đối với cả các gia đình và doanh nghiệp. Internet vạn vật được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vào quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp của mình. Các công nghệ tích hợp IoT có thể có thể quản lý chặt chẽ hơn về quá trình vận hành của doanh nghiệp của mình giúp hệ thống công ty thực sự hoạt động hiệu quả. IoT tham gia vào mọi lĩnh vực, từ việc chăm sóc sức khỏe, tài chính, giáo dục… cho tới hoạt động kinh doanh, buôn bán và sản xuất. Nhiều nước trên thế giới đang và đã xây dựng các thành phố thông minh với chất thải được giảm thiểu và năng lượng được tiết kiệm.

Chuyển đổi số với nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)

Dữ liệu khách hàng luôn đóng vai trò chèo lái đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Việc tìm kiếm và xử lý dữ liệu khách hàng sẽ giúp mang lại cho khách hàng trải nghiệm được cá nhân hóa, các chiến dịch được tối ưu tại mọi thời điểm. Chính vì thế, nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP – Customer Data Platform) chắc chắn sẽ trở thành một trong những xu hướng chuyển đổi số chủ đạo mà doanh nghiệp nên đón đầu trong năm 2022.

Xu hướng chuyển đổi số với dữ liệu khách hàng

Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là một giải pháp bằng việc xử lý tập trung, thống nhất các loại dữ liệu cá nhân của khách hàng, cung cấp khả năng tương tác thời gian thực một cách kịp thời và chính xác, với nội dung thông điệp được cá nhân hóa, trên tất cả các kênh liên kết với khách hàng gồm tiếp thị (marketing), vận hành (operation), dịch vụ (service). Các  nền tảng như Adobe, SAP, Microsoft,… giúp doanh nghiệp thu thập, phân loại và đánh giá từng tập khách hàng từ thông tin nhận được. Khi thông tin được ghi nhận trong hệ thống, các bộ phận trong doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập theo sự phân quyền. 

Đại dịch Covid 19 khiến cho khách hàng ưa chuộng mua sắm qua các trang thương mại điện tử, việc gặp trực tiếp khách hàng trở nên khó khăn hơn. Với các nền tảng dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng có được chân dung khách hàng, tìm hiểu insight và xác định hành trình mua hàng của họ.

Chuyển đổi số nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng

Xu hướng chuyển đổi số giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng chính là mấu chốt giúp doanh nghiệp phát triển. Trải nghiệm khách hàng tốt nhất là khi doanh nghiệp có thể tạo ra kết nối về mặt cảm xúc với một người mua trong quá trình mua hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần đem lại cảm xúc cho người mua trong từng bước của hành trình mua hàng. Bắt đầu từ giao diện người dùng của trang web bán hàng (UI) và tập trung nghiên cứu trải nghiệm người dùng (UX) khi xây dựng nền tảng. Hay các công nghệ giúp cá nhân hóa nội dung như gợi ý sản phẩm, gợi ý tìm kiếm hay cá nhân hóa tin nhắn cũng là những cách thức được người dùng ưa chuộng.

Để làm được điều này, ngoài thiết kế UI, UX hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) để tương tác với khách hàng nhiều hơn, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tăng cường bảo mật thông tin cho người dùng và doanh nghiệp

Hệ thống bảo mật thông tin

Việc bảo mật thông tin cho doanh nghiệp và khách hàng ngày càng cấp thiết. Vụ bê bối bảo mật thông tin người dùng của các ông lớn như Facebook,… đã thật sự khiến các doanh nghiệp phải thức tỉnh và đầu tư nguồn lực  vào phương diện này. Đây là một trong những lí do khiến nhiều người lo sợ khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử hay doanh nghiệp e ngại chuyển đổi số. Nhiều ngân hàng tại Việt Nam vẫn sử dụng các công nghệ truyền tải và lưu trữ bảo mật như mạng LAN vì lo ngại về tính bảo mật thông tin của các giải pháp chuyển đổi số. 

Cốt lõi của chuyển đổi số là dữ liệu, tài sản vô giá của doanh nghiệp vì vậy, vấn đề bảo mật sẽ trở thành xu hướng chuyển đổi số bùng nổ trong năm 2022.

Chuyển đổi số với nền tảng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Các nguồn lực của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn hoạt động suôn sẻ, vận hành hiệu quả thì phải có sự liên kết ăn ý giữa các phòng ban. Ngoài ra, lãnh đạo của doanh nghiệp cũng cần tìm cách để nắm rõ tình hình từng phòng ban, giúp cho việc hoạch định chiến lược được hiệu quả nhất.

Các phần mềm quản lý, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) sẽ xử lý các vấn đề này bằng các tính năng phân chia công việc, quản lý thời gian, hiệu suất hay đánh giá công việc. Ngoài ra, các nền tảng ERP còn cung cấp các module quản lý bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, giúp vận hành và quản lý doanh nghiệp một cách hoàn chỉnh.

Quản lý doanh nghiệp bằng ERP sẽ thay thế cách quản lý truyền thống bằng giấy tờ, Excel hay các phần mềm chat miễn phí, giúp nâng cao năng suất, tối ưu chi phí và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cả người lao động. Một số phần mềm ERP tiêu biểu, dễ sử dụng và được ưa chuộng là Odoo, SAP, Oracle,… 

Công nghệ Thực tế ảo VR

Công nghệ thực tế ảo VR

Công nghệ VR tạo ra một môi trường giả lập do các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Để hòa mình vào không gian ảo hóa bằng công nghệ VR, người dùng cần một thiết bị đeo đầu chuyên dụng, và phổ biến nhất chính là kính VR. Nó đưa tới người sử dụng trải nghiệm hình ảnh ảo với khả năng tương tác qua các cử chỉ và giác quan khác nhau như thính giác, khứu giác và xúc giác.

Hiện nay, công nghệ VR này đã được các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong ngành y học, du lịch số, tham quan kiến trúc từ các dịch vụ bất động sản,kỹ thuật, giải trí,…

Ứng dụng Robot vào sản xuất

Xu hướng chuyển đổi số ứng dụng robot vào sản xuất

Robotics cũng là một trong những công nghệ chuyển đổi số lớn trong những năm gần đây. Mặc dù vẫn đa số robot đang sử dụng trong các nhà máy lớn, nhưng hiện nay robot đang xuất hiện nhiều hơn trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Robot đã được ứng dụng robot trong nhiều lĩnh vực như logistic, kỹ thuật, y học,… trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vì, robot có tính linh hoạt cao và có thể được tùy chỉnh để thực hiện các chức năng phức tạp. Bên cạnh đó, chúng có thể hoạt động 24/7. Chuyển đổi số bằng robot sẽ cơ bản giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa những sai sót trong quá trình sản xuất. 

Kết luận

Có thể thấy, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, nó là một giải pháp, là hướng đi chiến lược giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành.

Trước tình hình đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và kéo dài, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt các xu hướng chuyển đổi số từ đó chọn cho mình công nghệ và giải pháp cần thiết, phù hợp với doanh nghiệp để tối ưu hiệu quả hoạt động. BSS Commerce hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về 9 xu hướng chuyển đổi số hứa hẹn bùng nổ trong năm 2022 tại Việt Nam. 

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, để xây lại một website bán hàng từ đầu là một lựa chọn cần nhiều suy xét và đầu tư tài chính. Vì vậy, thương mại điện tử Headless sẽ là một lựa chọn khôn ngoan cho các doanh nghiệp để bắt kịp xu thế và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng trước khi chuyển đổi sâu và toàn diện hơn về lâu dài.

BSS Commerce - đối tác chuyển đổi số đáng tin cậy

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp thì hãy liên hệ đội ngũ chuyên gia của BSS Commerce luôn sẵn sàng tư vấn giúp bạn lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất! 

Leave a comment