Dưới tác động của đại dịch Covid 19, quy mô thị trường của Social Commerce được ước tính đạt 546 tỷ đô la vào năm 2022 và dự kiến sẽ tăng trưởng đến mức 773 tỷ đô la vào năm 2028. Theo đó, Social Commerce là một thị trường màu mỡ và nhiều cơ hội đối với bất kỳ ai, dù bạn chỉ mới là một công ty Startup với số vốn ít ỏi trong tay thì bạn vẫn có cơ hội để phát triển và cạnh tranh với những ông lớn trên thị trường.
Social Commerce mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để trải nghiệm đồng nhất và trực tiếp trong các kênh xã hội phổ biến. Một trong những điều nổi bật về Social Commerce là cách mà nó liên tục thích ứng và phát triển theo xu hướng thay đổi của người tiêu dùng. Trong vòng hai thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi liên tục từ những bản cập nhật theo dạng văn bản đơn giản sang những nội dung hình ảnh ngắn, song song với đó là sự thống trị bởi của các nền tảng như Tiktok, Facebook, Instagram và Snapchat.Với Social Commerce, người tiêu dùng có thể kết hợp việc mua sắm với các tài khoản xã hội, trải nghiệm mua sắm cùng lúc liên lạc với bạn bè và gia đình. Trong bài viết này, BSS Commerce sẽ giúp bạn đi sâu vào tìm hiểu và phân tích kỹ hơn về Social Commerce, từ đó giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn sâu sắc hơn về kinh doanh trong thời đại 4.0 hiện nay.
Tổng quan về Social Commerce
Social Commerce là gì?
Vậy Social Commerce là gì? Social Commerce là quá trình Doanh nghiệp truyền thông và bán sản phẩm đến khách hàng tiềm năng của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo và Instagram,… Hiểu đơn giản hơn là sự kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội) và E-Commerce (Thương mại điện tử).
Social Commerce giúp quá trình bán hàng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn khi quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng sẽ diễn ra ngay trên mạng xã hội. Điều này khác với hình thức Marketing thông thường đó là bỏ tiền chạy quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút khách hàng ghé thăm website của bạn.
Điểm mấu chốt ở đây là cơ hội mà Social Commerce mang lại cho các thương hiệu để tạo ra những trải nghiệm thương mại đồng nhất và trực tiếp trong các kênh mạng xã hội. Thay vì chuyển hướng người dùng sang nơi khác (ví dụ: đến website hay nền tảng bán hàng của bạn), người dùng có thể thường xuyên xem xét và mua hàng ngay tại kênh mạng xã hội đó. Mặc dù Social Commerce đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong 15 năm qua, nhưng nó chỉ thực sự phát triển trong vòng 5 năm gần đây.
Sự khác biệt giữa E-Commerce và S-Commerce?
Hai hình thức thương mại trực tuyến này rất giống nhau. Có thể nói Social Commerce là một hình thức chuyên biệt của E-Commerce. Về mặt kỹ thuật, thương mại điện tử là việc các hoạt động mua sắm được thực hiện trên các nền tảng website hoặc các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, Social Commerce đề cập đến các hoạt động được thực hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, các định nghĩa khá linh hoạt. Bạn có thể mở rộng ý nghĩa của Social Commercelà bao gồm tất cả các hoạt động bán hàng được hỗ trợ bởi phương tiện truyền thông xã hội. Với định nghĩa rộng hơn này, bạn sẽ bao gồm doanh số bán hàng do quảng cáo trên mạng xã hội. Ngay cả khi mọi người truy cập vào các liên kết trong quảng cáo đến cửa hàng trực tuyến chính của bạn. Tuy nhiên, vào năm 2020, đã có một sự gia tăng đáng kể trong Social Commerce xảy ra trên các mạng truyền thông xã hội. Với việc mọi người mua hàng mà không cần rời khỏi tài khoản xã hội của họ. Sự xuất hiện của Facebook Stores, Zalo Shop đã biến điều này thành hiện thực.
Đọc thêm: Mobile Commerce và ảnh hưởng của xu hướng này đến các doanh nghiệp
Lợi ích của Social Commerce mang lại cho doanh nghiệp
Mạng xã hội vẫn tiếp tục làm mưa làm gió và ngày càng phát triển, nhất là với sự bùng nổ của Live Stream trong những năm trở lại đây. Đồng thời có nhiều sự kết hợp thú vị dựa trên nền tảng này ra đời, tiêu biểu và đang dẫn đầu xu hướng đó chính là Social Commerce.
Theo báo cáo mới nhất của Facebook, thị trường Social Commerce tại Việt Nam năm 2018 đã đạt đến con số 5.9 tỷ USD, với hơn 58 triệu người dùng có ít nhất một tài khoản mạng xã hội. Cũng theo Google & Teamspeak, thị trường Ecommerce Việt Nam dù vẫn giữ đà tăng trưởng 30% mỗi năm nhưng mới chỉ đạt quy mô gần 3 tỷ USD. Có thể nói Social Commerce là miếng bánh lớn hơn rất nhiều so với thương mại điện tử truyền thống. Do đó, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng Social Commerce vào mô hình kinh doanh, giúp cá nhân hóa khách hàng tiềm năng và gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng tốt hơn, đo lường bằng mức độ tương tác qua các tin nhắn, lượt thích và chia sẻ.
Qua đó cho thấy sự kết nối và liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần phải kết nối một cách trực tiếp, sâu sát hơn khi mà dữ liệu khách hàng chính là tài sản quý của doanh nghiệp. Vì suy cho cùng, Social Commerce cũng là D2C (Direct to Customer). Cách tốt nhất là doanh nghiệp nên xây dựng nhiều cộng đồng trung thành thông qua việc cung cấp những giá trị hữu ích, hoạt động vì một mục tiêu và tầm nhìn chung. Dưới đây, BSS Commerce sẽ liệt kê ra những lợi ích mà doanh nghiệp có thể tiếp cận khi tận dụng được Social Commerce.
Thủ thuật xây dựng thành công cộng đồng
Có thể bạn đã biết Facebook phát triển bùng nổ như hiện nay cũng đã bắt đầu bằng những bước đi đầu tiên nhờ cộng đồng sinh viên tại trường đại học Harvard. Hay trang TMĐT Sephora đình đám cũng sở diễn đàn Beauty Talk, nơi mà người dùng có thể đặt câu hỏi, chia sẻ ý tưởng và giải quyết vấn đề liên quan đến làm đẹp. Ngoài ra, thương hiệu cà phê Starbucks cũng có riêng cho mình diễn đàn My Starbucks Idea. Điều này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy những bình luận được ghi nhận, gia tăng sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu hơn.
Vậy làm thế nào để sở hữu một cộng đồng thành công và trở thành cánh tay đắc lực cho doanh nghiệp như vậy?
Đầu tiên, hãy nghiêm túc nghiên cứu và xác định về cộng đồng mà doanh nghiệp mong muốn, có một mục tiêu rõ ràng phù hợp với sản phẩm dịch vụ đang cung cấp. Trong giai đoạn đầu hãy tìm kiếm thành viên tiềm năng phù hợp, họ sẽ là những người “tạo lửa” và có khả năng lan tỏa tốt.
Thứ hai, xây dựng một cộng đồng có tính lan truyền thông qua những nội dung sáng tạo, hấp dẫn. Theo Harvard Business Review, nội dung có tính lan truyền cực kỳ quan trọng, nội dung sáng tạo và xác thực sẽ cung cấp cho cộng đồng những giá trị và chạm được cảm xúc.
Thứ ba, tạo được niềm tin và cho cộng đồng thấy giá trị từ sự tham gia của họ. Sau khi cung cấp những nội dung tốt, thì lúc này bạn cần lắng nghe nhiều hơn ý kiến từ cộng đồng và thay đổi, điều chỉnh để họ cảm thấy có giá trị và được lắng nghe.
Thứ tư, hãy mang cộng đồng trực tuyến ra ngoài đời thật. Sau một thời gian hoạt động, hãy xem xét đưa cộng đồng online ra ngoài đời thật. Cần xây dựng chủ đề trước các buổi offline, đó có thể là một buổi tiệc, workshop… Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm dịch vụ một cách hiệu quả nhất.
Trong tương lai, các xu hướng mới liên quan đến mạng xã hội và thương mại điện tử như Social Commerce sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vì thế các doanh nghiệp phải nắm bắt thật tốt và thấu hiểu các xu hướng sẽ thống trị sắp tới và phải trang bị những thủ thuật xây dựng cộng đồng một cách chuyên nghiệp.
Tăng phạm vi tiếp cận
Các doanh nghiệp có thể tận dụng đa dạng các mạng xã hội trong chiến lược tiếp thị. Phương tiện truyền thông xã hội giúp làm cho thương hiệu trở nên thân thiện và dễ tiếp cận trong mắt người tiêu dùng, cho phép công ty tăng thị trường cho sản phẩm và tiếp cận khách hàng mới.
Mỗi ngày, hàng nghìn người dùng mới tham gia các trang mạng xã hội trên khắp thế giới. Hàng triệu người đã hoạt động trên đó. Theo Statistica, Facebook có hơn một tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng và nhiều người dùng mới tham gia mỗi giờ. Một trong những cân nhắc quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là làm thế nào để tiếp cận và bán hàng cho đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Đối với các công ty sử dụng thương mại xã hội, lượng theo dõi của họ liên tục tăng và có thể truy cập được.
Tạo những trải nghiệm mua sắm mượt mà
Thương mại xã hội hướng đến mục tiêu giúp việc bán hàng trở nên liền mạch. Người dùng có thể hoàn tất việc mua hàng của họ khi đang ở trên nền tảng, giảm thiểu khả năng nhầm lẫn, bỏ quên giỏ hàng hoặc nghiên cứu so sánh. Trong thời kỳ đại dịch, người tiêu dùng càng ưu tiên sự tiện lợi hơn bao giờ hết.
Với mỗi bước được bổ sung vào quy trình mua hàng, khả năng khách hàng tiềm năng thay đổi quyết định mua hàng của họ lại tăng lên. Việc tạo ra một seamless experience cho người mua sắm bằng cách giảm bớt các điểm gián đoạn và cung cấp các tuỳ chọn mua hàng trực tiếp và chỉ bằng một cú nhấp chuột sẽ nâng cao lòng tin của khách hàng và mang lại nhiều doanh thu hơn.
Tối ưu dịch vụ chăm sóc khách hàng
Việc mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội sẽ mang đến cho người dùng khả năng tương tác hai chiều đa dạng trên các nền tảng về E-commerce hiện nay. Các nền tảng mạng xã hội còn cho phép doanh nghiệp và khách hàng tương tác qua lại thông qua các tính năng như chat, tương tác hoặc bình luận vào các bài viết. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
Cụ thể, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận tư vấn miễn phí và nhanh chóng về sản phẩm/dịch vụ của mình một cách chi tiết thông qua các hình thức như nhắn tin, video call hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm ngay trên Messenger hoặc Zalo OA của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng Chatbots giúp hỗ trợ khách hàng tức thì bằng cách đưa ra các câu trả lời đơn giản, nhanh chóng cho các câu hỏi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Chatbots có thể nhanh chóng giúp mọi người chọn và mua món quà hoàn hảo dựa theo tuổi và sở thích của người nhận. Và nó cũng mang lại nhiều lợi ích kinh doanh như tiết kiệm thời gian, tiền bạc và xây dựng lòng tin.
Không những vậy, nhờ vào các Fanpage bán hàng mà người tiêu dùng còn được cung cấp những thông tin bổ ích, tips hướng dẫn liên quan đến vấn đề hiện tại của họ. Tất cả sẽ cùng tạo nên một không gian độc đáo, những trải nghiệm khó quên mỗi khi mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội.
Đối với các dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống, doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và cả thời gian và đối mặt với khó khăn trong việc phân tích hành vi, thói quen của người tiêu dùng. Nhưng nhờ vào Social Commerce mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp thẻ tích điểm online, xây dựng các hoạt động về khách hàng thân thiết và cả khả năng phân tích dữ liệu nhờ vào công nghệ AI.
Quy trình triển khai Social Commerce vào hoạt động kinh doanh
Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, ECommerce và Social Commerce đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Mọi người cảm thấy mua sắm an toàn hơn khi mua hàng qua điện thoại vì có thể tránh việc tiếp xúc trực tiếp. Họ nhận thấy rằng mua sắm như vậy cũng có thể tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc. Với Social Commerce, người tiêu dùng có thể kết hợp việc mua sắm với các tài khoản xã hội. Trải nghiệm mua sắm cùng lúc liên lạc với bạn bè và gia đình.Để có thể áp dụng Social Commerce hiệu quả vào mô hình kinh doanh hiện tại của mình, BSS Commerce gợi ý doanh nghiệp làm theo những bước đơn giản dưới đây.
Lựa chọn nền tảng mạng xã hội mà bạn muốn tham gia
Hiện nay, có đến hơn 65 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội Zalo làm công cụ để giao lưu, trò chuyện và kết nối với bạn bè. Facebook đã đạt đến con số gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với cùng kỳ năm trước.
Mỗi một mạng xã hội sẽ có những đặc điểm, điểm nổi bật khác nhau, chính vì vậy mà doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình đâu là nền tảng chính yếu mà mình cần phải tập trung phát triển trong giai đoạn đầu khởi sự kinh doanh, đâu là nền tảng sẽ được mở rộng sau khi Doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nhất định.
Nếu như Doanh nghiệp có thể nguồn lực về mặt tài chính, nhân sự thì vẫn có thể cân nhắc triển khai cùng một lúc nhiều kênh.
Tạo tài khoản và trang doanh nghiệp trên mạng xã hội đó
Bước này Doanh nghiệp chỉ cần tạo cho mình một tài khoản trên mạng xã hội đã chọn. Tiếp đến thực hiện việc thiết lập một trang doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin dưới đây bao gồm tên doanh nghiệp, số điện thoại, link dẫn đến website, địa chỉ và đoạn giới thiệu ngắn về doanh nghiệp của bạn. Việc tạo dựng một trang doanh nghiệp cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm/dịch vụ, kiến thức bổ ích,… sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được sự tin tưởng đến từ người tiêu dùng.
Hoàn thiện chân dung khách hàng mục tiêu
Chân dung khách hàng giúp Doanh nghiệp biết rõ và hiểu sâu hơn về các nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra nội dung truyền thông thu hút họ nhất, đề xuất phương án thỏa mãn (thiết kế sản phẩm, dịch vụ) đúng vấn đề của họ.
Việc xác định chính xác chân dung khách hàng giúp tạo ra những chiến lược, tư liệu truyền thông và bán hàng phù hợp. Từ đó giúp:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch sale & marketing.
- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
- Tăng giá trị đơn hàng.
- Tăng giá trị trọn đời khách hàng (khách hàng mua nhiều lần, giới thiệu thêm bạn bè).
Để vẽ được chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều phương pháp hay cách thức khác nhau, những cách đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng mô hình 5W-1H gồm Who, Why, When, Where, What & How. Doanh nghiệp tìm ra được càng nhiều thông tin ở mỗi W-H thì doanh nghiệp sẽ có được một bức tranh càng hoàn chỉnh về khách hàng của mình.
Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp
Nhờ vào bản chân dung khách hàng tiềm năng mà Doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất. Có thể các bạn chưa biết nhưng, kế hoạch kinh doanh chính là kim chỉ nam điều hướng doanh nghiệp đi đúng đường, theo dõi được lộ trình phát triển trong hiện tại và tương lai.
Đây cũng chính là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể. Bạn cứ thử hình dung hoạt động tương lai của doanh nghiệp như một con đường mù mịt và không có ánh sáng, thì bản kế hoạch kinh doanh chính là thứ giúp bạn đi trên đúng con đường mình đã chọn.
Ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh
Chúng ta đang kinh doanh trong một thời đại của chuyển đổi số, trong đó, công nghệ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải tiến các quy trình, văn hoá và trải nghiệm khách hàng để theo kịp sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng và phòng tránh một số rủi ro không đáng có trong tương lai.
Việc ứng dụng công nghệ số Social Commerce sẽ giúp cho Doanh nghiệp đạt được những lợi ích như:
- Tiết kiệm thời gian vận hành cho nhân sự
- Gia tăng năng suất kinh doanh trên các nền tảng Social
- Tối ưu hoá hiệu quả của các chiến dịch Marketing
- Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến
Cần làm gì để kinh doanh online với Social Commerce cho hiệu quả cao?
Tập trung vào các sản phẩm phổ biến có chi phí thấp, chất lượng tốt
Những sản phẩm giá thấp rất dễ bán với hình thức Social Commerce bởi người mua sẽ háo hức mua được món hàng giá hời. Những ngành hàng phù hợp với Social Commerce phải kể đến như thời trang, mỹ phẩm, trang trí nhà cửa…
Nhiều người dùng social media có vẻ bị phân tâm và không muốn đưa ra các quyết định mua hàng lớn. Để giúp giảm bớt sự phân vân, khiến cuộc sống của họ dễ dàng hơn và ưu tiên cho các sản phẩm giá rẻ hơn.
Ứng dụng công cụ phù hợp
Có nhiều công cụ hỗ trợ bán hàng trên facebook một cách toàn diện và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Phải kể đến như Hana Social, Messenger Shopping, Hara Funnel – Facebook Messenger Chatbot…
Hợp tác với những người có ảnh hưởng
Thời gian gần đây, những người có ảnh hưởng (viết tắt là KOLs) được xem là có thể đem lại hiệu quả marketing rất tốt trên nền tảng MXH như Facebook, Tik tok, instagram… Khách hàng chắc chắn sẽ chọn mua sản phẩm nếu được một người phụ nữ có uy tín trong cộng đồng bỉm sữa đăng bài post giới thiệu về sản phẩm nào đó. Đây được xem là sức mạnh của marketing thông qua người ảnh hưởng.
Việc có được nhiều lợi ích khi làm việc với các influencers là không thể hoài nghi. Đó là một chiến thuật có thể mang lại những thành quả lớn cho bất kỳ thương hiệu nào bất kể quy mô hay ngành nghề. Nếu bạn có thể hình thành mối quan hệ hợp tác chính thức phù hợp với giá cả phải chăng thì influencer marketing có thể là cách tuyệt vời để thu hút trực tiếp cả khách hàng hiện có và khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó,hông cần phải tốn kém để làm việc với các influencers.
Các influencers giúp làm phong phú thêm cho trải nghiệm social commerce theo nhiều cách và dự đoán sẽ có nhiều đổi mới hơn trong tương lai. Cụ thể, nền tảng Instagram được định vị để trở thành “one-stop-shop” nơi mà các thương hiệu có thể thu hút các influencers cho mọi giai đoạn trong hành trình của khách hàng, “từ việc giới thiệu sản phẩm mới, chia sẻ những bài đánh giá và hướng dẫn cho đến lúc mua hàng”.
Đọc thêm: Top các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả
Kết luận
Social media tiếp tục phát triển và sự tăng trưởng bùng nổ của e-commerce trong năm nay sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho các thương hiệu để tạo ra những trải nghiệm Social Commerce. Social Commerce cho phép các thương hiệu tạo ra trải nghiệm khách hàng mượt mà và tiếp cận với người tiêu dùng ở những nơi quan trọng. Nhưng để thành công trong Social Commerce, marketers phải có một chiến lược rõ ràng và sử dụng các kênh phù hợp để kết nối với khách hàng mục tiêu của họ.
Các kênh lâu đời như Facebook và Instagram là những nơi tốt để bắt đầu nếu bạn chưa quen với Social Commerce. Đối với các thương hiệu muốn thực hiện bước tiếp theo thì nên thử nghiệm và học hỏi những cải tiến mới như chatbots để giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tạo niềm tin với người tiêu dùng.
BSS Commerce mong rằng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm góc nhìn về “Social commerce”. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan hãy để bình luận phía dưới bài viết “Social commerce”, chúng tôi sẽ phản hồi ngay lập tức.
Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác cho những giải pháp về eCommerce hoặc tư vấn về Social Commerce, thì BSS Commerce tự tin là đối tác tin cậy cung cấp giải pháp eCommerce hàng đầu cho doanh nghiệp trong thời đại số. BSS Commerce cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp trên đa nền tảng như Magento, Shopify Plus, BigCommerce, Shopware, Odoo, Salesforce, Amazon Web Services, Google Cloud Platform.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ hay có bất kỳ thắc mắc nào cần giải quyết!