Trong thời đại thương mại điện tử biến đổi như ngày nay, việc hiểu rõ và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng là yếu tố quyết định cho sự thành công của một thương hiệu. Tuy nhiên, khi dữ liệu khách hàng ngày càng trở nên phức tạp và số lượng giao dịch tăng nhanh chóng thì các phương pháp lưu giữ thông tin khách hàng thủ công không còn đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp nữa. Và đây chính là lúc các giải pháp công nghệ như phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) lên ngôi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng BSS Commerce khám phá CRM và top những phần mềm CRM nổi bật nhất hiện nay cho doanh nghiệp của bạn nhé!
Giới thiệu về phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
CRM là gì?
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) có thể được hiểu là một giải pháp công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý toàn diện các mối quan hệ hay tương tác khách hàng. Các phần mềm này có thể lưu trữ thông tin, theo dõi hành vi mua sắm, hỗ trợ bán hàng/tiếp thị và hơn thế nữa. CRM không chỉ đơn thuần là một phần mềm mà là chiến lược của doanh nghiệp nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và lòng trung thành cho khách hàng. Mục đích cuối cùng của chiến lược ấy vẫn là tăng cường hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh CRM thì doanh nghiệp hoặc các nhà bán lẻ còn có thể tận dụng đồng thời thêm nhiều giải pháp khác để Tăng Doanh Số Bán Hàng Online.
Tầm quan trọng của CRM trong kinh doanh hiện đại
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) ngày càng trở nên quan trọng cho doanh nghiệp bởi các lý do sau:
- Sự gia tăng lượng dữ liệu khách hàng: Trong thời đại số hóa như hiện nay, dữ liệu khách hàng ngày càng lớn và phức tạp, khiến các phương thức lưu trữ truyền thống không còn hiệu quả. Thay vào đó, việc thu thập, tổ chức, và khai thác hiệu quả dữ liệu đòi hỏi một giải pháp tập trung và linh hoạt như CRM.
- Kỳ vọng ngày càng cao từ khách hàng: Khách hàng ở thời đại 4.0 không chỉ tìm kiếm những sản phẩm chất lượng tốt mà còn đòi hỏi trải nghiệm cá nhân hóa và dịch vụ chăm sóc chu đáo. CRM là một giải pháp hoàn hảo để có thể làm hài lòng ngay cả những vị khách hàng khó tính nhất.
- Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường: Việc sử dụng các phần mềm CRM là một yêu cầu tối thiểu của các doanh nghiệp để không bị “bỏ lại phía sau” trong việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
- Xu hướng kinh doanh dựa trên dữ liệu: Các doanh nghiệp ngày nay phụ thuộc nhiều hơn vào dữ liệu để ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác hơn. CRM không chỉ lưu trữ dữ liệu mà còn là công cụ phân tích và cung cấp thông tin để doanh nghiệp hoạch định chính sách hiệu quả.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ: Thời đại 4.0 chứng kiến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, và các nền tảng điện toán đám mây. Nhờ vào đó, phần mềm CRM từ một công cụ quản lý đơn thuần thành một hệ sinh thái toàn diện, tích hợp sâu vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
Lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
Trong thời đại số hóa ngày nay, dữ liệu là nguồn tài sản vô giá cho các doanh nghiệp và CRM đóng vai trò cốt lõi để doanh nghiệp có thể lại gần đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Những lợi ích mà các phần mềm CRM đem lại cho doanh nghiệp bao gồm (nhưng không giới hạn) ở các điểm sau:
- Hiệu quả quản lý dữ liệu: CRM cho phép doanh nghiệp tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng trên một nền tảng duy nhất. Nhờ vào đó doanh nghiệp có thể giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu quả hoạt động.
- Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Dữ liệu từ CRM cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về nhân khẩu học và sơ bộ về hành vi mua sắm. Với những thông tin ấy, doanh nghiệp có thể giúp cá nhân hóa dịch vụ và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
- Hỗ trợ ra quyết định: Nhờ có CRM, doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu để dự đoán xu hướng, đánh giá hiệu quả chiến dịch và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
- Tăng cường hợp tác nội bộ: Việc thống nhất 1 nơi lưu trữ dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp đồng bộ thông tin giữa các bộ phận như bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng. Hiệu suất làm việc cũng nhờ đó mà cải thiện.
Doanh nghiệp có thể tích hợp CRM để xây dựng chương trình khách hàng thân thiết hiệu quả. Tham khảo thêm: Các Chiến Lược Loyalty Marketing Giữ Chân Khách Hàng.
Tiêu chí lựa chọn phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
Vậy làm thế nào để lựa chọn một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng phù hợp giữa rất nhiều lựa chọn hiện nay? BSS Commerce xin “bật mí” một số tiêu chí để lựa chọn phần mềm CRM phù hợp cho doanh nghiệp của bạn:
Khả năng tùy chỉnh và mở rộng
Một phần mềm CRM hiệu quả cần linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Khả năng tùy chỉnh bao gồm việc tùy biến giao diện, quy trình làm việc và các báo cáo phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi doanh nghiệp phát triển thì khả năng mở rộng giúp doanh nghiệp có thể thích ứng khi lượng dữ liệu khách hàng tăng lên.
Tích hợp với các công cụ hiện có
Doanh nghiệp thường kết hợp sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau để tiếp thị hoặc quản lý khách hàng. Khi lựa chọn phần mềm CRM, doanh nghiệp cần đảm bảo phần mềm ấy có khả năng tích hợp liền mạch với các công cụ này để đảm bảo sự thống nhất về dữ liệu cũng như tối ưu hóa quy trình làm việc. Điều này giảm thiểu việc lãng phí thời gian và nguồn lực khi hệ thống rời rạc và thiếu đồng bộ.
Dễ sử dụng
Khi cân nhắc phần mềm CRM, doanh nghiệp cần đảm bảo phần mềm có giao diện trực quan, thân thiện với người dùng. Những phần mềm có giao diện phức tạp hay yêu cầu đào tạo trong thời gian dài sẽ trở thành một rào cản với đội ngũ nhân sự. Ngoài ra, các tài liệu hướng dẫn và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình sử dụng phần mềm CRM.
Giá cả và gói dịch vụ phù hợp
Không phải phần mềm CRM giá cả cao sẽ luôn là lựa chọn tốt nhất. Để lựa chọn phần mềm quản lý quan hệ khách hàng phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét chi phí dựa trên ngân sách và nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, các dịch vụ đi kèm như hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật phần mềm, và khả năng mở rộng gói khi cần thiết cũng cần cân nhắc. Đối với doanh nghiệp nhỏ, các phần mềm miễn phí hoặc giá rẻ như HubSpot CRM có thể là lựa chọn phù hợp. Đối với doanh nghiệp lớn, bạn có thể xem xét các phần mềm nâng cao hơn như Salesforce hoặc SAP CRM.
Top 6 phần mềm CRM phổ biến nhất hiện nay
Bảng so sánh tổng quan 6 phần mềm phổ biến
Phần mềm CRM | Tính năng nổi bật | Đối tượng phù hợp | Giá (VND/người dùng/tháng – Ước tính) |
---|---|---|---|
Salesforce CRM | Quản lý bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng toàn diện; Tự động hóa mạnh mẽ; Phân tích dữ liệu chuyên sâu với AI; Tùy chỉnh và mở rộng cao; Hệ sinh thái ứng dụng phong phú. | Doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp có quy trình phức tạp. | – Gói Enterprise: Khoảng 3.877.500 VNĐ/người dùng/tháng – Gói Unlimited: Khoảng 7.755.000 VNĐ/người dùng/tháng – Gói Einstein 1 Sales: Khoảng 11.750.000 VNĐ/người dùng/tháng |
HubSpot CRM | Quản lý liên hệ và giao dịch; Tích hợp tiếp thị và tự động hóa bán hàng; Giao diện thân thiện, dễ sử dụng; Có phiên bản miễn phí. | Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB), startup, doanh nghiệp chú trọng tiếp thị inbound. | – Gói Free: 0 VNĐ – Gói Starter: Khoảng 352.500 VNĐ/người dùng/tháng – Gói Professional: Khoảng 5.499.000 VNĐ/người dùng/tháng – Gói Enterprise: Khoảng 14.435.714 VNĐ/người dùng/tháng |
SAP CRM | Quản lý bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng; Phân tích dữ liệu mạnh mẽ; Tích hợp sâu với hệ thống SAP ERP; Hỗ trợ đa ngôn ngữ và tiền tệ. | Tập đoàn lớn, doanh nghiệp có nhu cầu tích hợp ERP phức tạp, doanh nghiệp toàn cầu. | Giá tùy chỉnh theo hợp đồng, thường rất cao. |
NetSuite CRM | Quản lý bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng; Tự động hóa; Dự báo và phân tích dữ liệu nâng cao; Báo cáo thời gian thực; Tùy chỉnh linh hoạt. | Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đang phát triển, doanh nghiệp cần giải pháp CRM trên nền tảng đám mây. | Thỏa thuận theo hợp đồng |
Zoho CRM | Quản lý thông tin khách hàng; Tự động hóa quy trình bán hàng; Trợ lý AI (Zia); Giao tiếp đa kênh; Khuyến khích hiệu suất bán hàng. | Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp cần giải pháp CRM linh hoạt và tiết kiệm chi phí. | – Gói Standard: Khoảng 329.000 VNĐ/người dùng/tháng. – Gói Professional: Khoảng 540.500 VNĐ/người dùng/tháng. – Gói Enterprise: Khoảng 940.000 VNĐ/người dùng/tháng. – Gói Ultimate: Khoảng 1.222.000 VNĐ/người dùng/tháng. |
Microsoft Dynamics 365 | Quản lý khách hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng; Tích hợp với ứng dụng Microsoft; Quản lý tài chính và vận hành. | Doanh nghiệp đã sử dụng hệ sinh thái Microsoft, doanh nghiệp cần tích hợp CRM với các hoạt động kinh doanh khác. | – Gói Sales Professional: Khoảng 1.527.500 VNĐ – Gói Sales Enterprise: Khoảng 2.232.500 VNĐ – Nhiều gói khác và có thể thỏa thuận giá. |
Để hiểu rõ hơn về các phần mềm trển, hãy đọc các mô tả ở bên dưới đây nhé!
Salesforce CRM
Ra mắt năm 1999, Salesforce là sản phẩm chủ lực của công ty Salesforce Inc. có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đây là một trong những nền tảng CRM tiên phong triển khai thành công trên nền tảng đám mây cho doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý quan hệ khách hàng.
- Tính năng nổi bật: Salesforce cung cấp giải pháp toàn diện cho quản lý bán hàng, tự động hóa quy trình tiếp thị và phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của AI qua Einstein Analytics. Ngoài ra, Salesforce nổi bật với khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao. Hệ sinh thái ứng dụng của Salesforce cũng được đánh giá là phong phú và hữu ích
- Ưu điểm: Salesforce có khả năng tùy chỉnh cao, tính năng đa dạng và hỗ trợ đồng bộ với nhiều ứng dụng bên thứ ba
- Nhược điểm: Chi phí triển khai và duy trì hoạt động đối với Salesforce cao và phần mềm yêu cầu đào tạo cho người dùng mới.
HubSpot CRM
HubSpot CRM được ra mắt lần đầu năm 2014 bởi công ty Hoa Kỳ cùng tên. Dù “sinh sau đẻ muộn” so với Salesforce nhưng HubSpot đã nhanh chóng trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu nhờ vào phiên bản miễn phí cùng giao diện dễ sử dụng.
- Tính năng nổi bật: Với HubSpot, doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều thao tác như Quản lý liên hệ và giao dịch; Tích hợp tiếp thị và tự động hóa bán hàng. HubSpot được đánh giá cao với giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Đặc biện hơn so với các phần mềm CRM khác, HubSPot còn cung cấp phiên bản miễn phí.
- Ưu điểm: HubSpot cung cấp giải pháp miễn phí với nhiều tính năng hữu ích. Giao diện của phần mềm được đánh giá là dễ sử dụng và vận hành.
- Nhược điểm: Phiên bản miễn phí của HubSpot CRM vẫn bị giới hạn một số tính năng. Các tính năng nâng cao vẫn yêu cầu nâng cấp lên gói trả phí và khả năng tùy chỉnh có phần hạn chế so với các phần mềm khác.
SAP CRM
SAP CRM là một phần thuộc bộ giải pháp SAP Business Suite được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp lớn trong việc quản lý quan hệ khách hàng. SAP CRM có khả năng tích hợp mạnh mẽ với hệ thống ERM (Enterprise Resource Management) của SAP – một hệ thống phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của mình.
- Tính năng nổi bật: Tương tự các phần mềm khác, SAP CRM đi kèm các chức năng quản lý bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng. SAP CRM cũng không hề kém cạnh khi so với các phần mềm khác về khả năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ. Một tính năng nổi bật khác của SAP CRM là sự tích hợp sâu với hệ thống SAP ERP.
- Ưu điểm: SAP CRM cho phép khả năng tùy chỉnh cao và có thể tích hợp mạnh mẽ với hệ thống SAP ERP. Phần mềm cũng hỗ trợ đa ngôn ngữ và nhiều đơn vị tiền tệ cho các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
- Nhược điểm: Chi phí triển khai và duy trì phần mềm SAP CRM cao hơn so với các phần mềm khác. Ngoài ra, phần mềm cần có đội ngũ IT có chuyên môn để quản lý và vận hành hệ thống.
NetSuite CRM
Ra mắt lần đầu vào 1998, NetSuite CRM là sản phẩm phần mềm của Oracle NetSuite, một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đây là giải pháp CRM dựa trên nền tảng điện toán đám mây và cung cấp cái nhìn toàn diện về khách hàng từ giai đoạn tiềm năng đến dịch vụ hậu mãi.
- Tính năng nổi bật: ương tự các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng khác, NetSuite CRM đi kèm các chức năng quản lý bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng và nhiều tính năng tự động hóa khác. Ngoài ra, phần mềm có khả năng dự báo và phân tích dữ liệu nâng cao cho doanh nghiệp.
- Ưu điểm: NetSuite CRM có thể được triển khai nhanh chóng nhờ nền tảng đám mây. Phần mềm vượt trội với khả năng tùy chỉnh linh hoạt và tích hợp dễ dàng với các hệ thống khác. NetSuite CRM cũng cung cấp báo cáo dựa trên thời gian thực để doanh nghiệp có thể theo dõi dữ liệu cập nhật nhanh nhất.
- Nhược điểm: Chi phí triển khai cho NetSuite CRM có thể cao với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, việc tùy chỉnh sâu với nền tảng này cũng đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực.
Zoho CRM
Zoho CRM là một giải pháp CRM trên nền tảng đám mây cung cấp bởi Zoho Corporation có trụ sở Ấn Độ. Phần mềm này thiết kế giúp các doanh nghiệp tối đa hóa doanh số với nhiều tính năng tự động hóa.
- Tính năng nổi bật: Zoho CRM có một số tính năng như quản lý thông tin khách hàng, tự động hóa quy trình bán hàng. Ngoài ra, phần mềm còn trang bị trợ lý AI và hỗ trợ giao tiếp đa kênh. Hơn cả vậy, Zoho mềm còn có các chức năng khuyến khích nhân viên đạt hoặc vượt chỉ tiêu về doanh số.
- Ưu điểm: Phần mềm CRM “made in India” này có giá cả hợp lý nhưng đi kèm đa dạng các tính năng linh hoạt. Việc tích hợp AI và khả năng tùy chỉnh sâu cũng là một ưu điểm cho Zoho CRM.
- Nhược điểm: Zoho CRM được nhiều phản hồi về giao diện chưa quá thân thiện và đang dần cải thiện dựa trên góp ý từ khách hàng.
Microsoft Dynamics 365
Microsoft Dynamics 365 được ra mắt vào 2016 và là một sản phẩm của “gã khổng lồ công nghệ” Hoa Kỳ – Microsoft. Nền tảng này kết hợp các giải pháp ERP và CRM trên nền tảng đám mây để cung cấp giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp.
- Tính năng nổi bật: Dynamics 365 cung cấp các chức năng quản lý khách hàng, tiếp thị hay dịch vụ khách hàng tương tự các phần mềm CRM khác. Đặc biệt hơn so với các phần mềm khác, Dynamics 365 còn cung cấp các tính năng về tài chính và vận hành doanh nghiệp.
- Ưu điểm: Dynamics 365 tích hợp tốt với các công cụ từ Microsoft cùng khả năng mở rộng và tùy chỉnh cao. Phần mềm có thể giúp doanh nghiệp đồng bộ quản lý quan hệ khách hàng với tài chính và vận hành của mình.
- Nhược điểm: Chi phí vận hành của Dynamics 365 có thể cao, đặc biệt nếu doanh nghiệp sử dụng các tính năng nâng cao. Bên cạnh đó, do tích hợp với nhiều phần mềm khác của Microsoft nên Dynamics 365 đòi hỏi một đội ngũ IT có chuyên môn để đồng bộ hệ thống.
Hướng dẫn lựa chọn phần mềm quản lý quan hệ khách hàngphù hợp
Vậy giữa nhiều lựa chọn về phần mềm quản lý quan hệ khách hàng như vậy, đâu sẽ là lựa chọn tốt nhất do doanh nghiệp của bạn? Để trả lời câu hỏi trên, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố sau:
Phân tích nhu cầu của doanh nghiệp
Trước khi lựa chọn, chúng ta cần hiểu rõ mục tiêu kinh doanh hay vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người ra quyết định cho doanh nghiệp cần đánh giá quy mô doanh nghiệp và khối lượng dữ liệu khách hàng để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Đánh giá mức độ hỗ trợ của nhà cung cấp phần mềm
Doanh nghiệp nên ưu tiên chọn những phần mềm có thể tích hợp với hệ thống sẵn của doanh nghiệp như email, hệ thống ERP, v…v… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xem xét các chính sách hỗ trợ kỹ thuật từ đơn vị cung cấp phần mềm. Điều này giúp doanh nghiệp có sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.
Kế hoạch triển khai và đào tạo nhân viên
Việc triển khai phần mềm CRM cho doanh nghiệp đòi hỏi việc tổ chức đào tạo cho nhân viên về cách vận hành. Có như vậy thì nhân viên mới có thể nhanh chóng làm quen với phần mềm và vận dụng vào công việc hàng ngày. Đào tạo nhân viên với các phần mềm CRM cần kế hoạch chi tiết để có thể diễn ra suôn sẻ.
Câu chuyện thành công từ các doanh nghiệp sử dụng CRM
Coca-Cola Đức
Trước khi sử dụng phần mềm CRM, Coca-Cola Đức gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp và quản lý dữ liệu khách hàng, cản trở việc phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, thương hiệu đồ uống gốc Hoa Kỳ đã triển khai sử dụng Salesforce CRM tại Đức để tập trung hóa dữ liệu khách hàng và cải thiện quy trình bán hàng. Kết quả là, Coca-Cola Đức đã nhanh chóng tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Doanh số bán hàng của Coca-Cola tại Đức cũng từ đó tăng mạnh mẽ.
Casio
Casio là một công ty điện tử tiêu dùng hàng đầu trên toàn thế giới. Họ đã gặp khó khăn với hệ thống CRM tùy chỉnh cũ, gây cản trở cho việc tiếp thị và bán hàng. Để khắc phục, thương hiệu đã chuyển sang sử dụng phần mềm HubSpot CRM. HubSpot đã giúp Casio hợp nhất các hoạt động tiếp thị và bán hàng trên một nền tảng duy nhất nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động. Sau chuyển đổi, Casio đã tăng 26% doanh số bán hàng cho khách hàng mới, một con số ấn tượng cho thấy hiệu quả của CRM.
Xu hướng phát triển của các phần mềm CRM trong tương lai
Tích hợp AI và tự động hóa
Các phần mềm CRM hiện nay không thể bỏ qua AI và các công nghệ tự động hóa. Việc tích hợp AI giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh nhất có thể. Theo dự báo từ Barron’s, các tính năng AI có thể đóng góp thêm hơn 4 tỷ USD doanh thu thường niên cho Salesforce từ 2025.
Trải nghiệm khách hàng đa kênh
Hiện nay, người tiêu dùng tương tác với doanh nghiệp qua nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, email, hay qua các cửa hàng trực tiếp. Vì vậy, các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng ngày nay ngày càng cải thiện khả năng đồng bộ thông tin giữa các nền tảng. Qua đó, doanh nghiệp có thể có một cái nhìn toàn diện về hành trình mua hàng.
Đọc thêm:
Đơn giản hóa giao diện và tối ưu cho di động
Các thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Bởi vậy, các phần mềm CRM hiện nay được thiết kế theo xu hướng tối giản, thân thiện và đặc biệt tối ưu hóa cho các thiết bị di động. Điều này cho phép nhân viên truy cập dữ liệu khách hàng nhanh chóng mà không cần phải truy cập vào Laptop hay PC như trước.
Kết luận về phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về CRM và 6 phần mềm quản lý quan hệ khách hàng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn phần mềm CRM phù hợp với doanh nghiệp bạn.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn quan tâm đến việc xây dựng gian hàng thương mại điện tử hay tích hợp các phần mềm như CRM, PIM, ERP, hãy liên hệ ngay với BSS Commerce nhé!
BSS Commerce là đối tác chính thức của Shopify và Adobe Commerce (Magento) tại Việt Nam, sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiều năm kinh nghiệm với mong muốn đem đến những giải pháp website eCommerce tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. BSS Commerce đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp và đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử.