Skip links

Thương mại điện tử B2C (Business-to-Consumer) là gì? Những điều bạn cần biết

Trong thời đại số hóa, thương mại điện tử B2C (Business-to-Consumer) phát triển với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu cho thị trường toàn cầu. Đây chính là thương mại điện tử dựa trên mô hình kinh doanh B2C, nơi doanh nghiệp trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người dùng. Với khả năng kết nối nhanh chóng và thuận tiện, mô hình này trở nên phổ biến và đang đáp ứng với sự phát triển không ngừng của công nghệ. Trong bài viết này, hãy cùng BSS Commerce khám phá thương mại điện tử B2C (Business-to-Consumer) và những gì bạn cần biết về mô hình này nhé!

Tổng quan về thương mại điện tử B2C

Thương mại điện tử B2C là gì?

Về thương mại điện tử B2C

Trước khi tìm hiểu về thương mại điện tử B2C, chúng ta cần tìm hiểu về mô hình kinh doanh Business-to-Consumer (hay B2C). B2C là một mô hình kinh doanh trong đó các công ty bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân. Mô hình này khác so với mô hình B2B (Business-to-Business) với các giao dịch giữa các doanh nghiệp.

Thương mại điện tử B2C là khái niệm được sử dụng khi nhắc tới mô hình B2C được triển khai trên môi trường thương mại điện tử. Hay nói đơn giản hơn, có thể hiểu mô hình này là việc các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng qua các kênh trực tuyến. Điều này bao gồm mọi thứ từ các gian hàng trực tuyến đến toàn bộ các dịch vụ kèm theo. Thương mại điện tử B2C là một bước đột phá trong trải nghiệm mua sắm nhờ vào sự tiện lợi, đa dạng sản phẩm và sự linh hoạt.

Xem thêm: Thương Mại Điện Tử B2B và Top Nền Tảng TMĐT B2B Hàng Đầu

Tại sao thương mại điện tử B2C ngày càng trở nên phát triển?

Thương mại điện tử B2C tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây là do các nguyên nhân sau:

  • Sự phát triển của Internet: Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhờ vào công cụ toàn năng đó mà người tiêu dùng giờ đây có thể mua sắm một cách tiện lợi và nhanh chóng với các thiết bị Internet. Chính nhu cầu cho sự tiện lợi trong quá trình mua sắm đó đã thúc đẩy sự phát triển của mô hình thương mại điện tử B2C trên mạng Internet.
  • Ảnh hưởng từ mạng xã hội: Những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram,… đã trở thành công cụ marketing mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Qua mạng xã hội, các nhãn hàng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng nhanh chóng và quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của thương mại điện tử B2C.
  • Giảm thiểu rủi ro: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp không nên “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp B2B cũng chuyển đổi một phần sang B2C để đa dạng hóa các nguồn thu của mình. Thương mại điện tử B2C giúp doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường.
  • Các sự kiện toàn cầu như đại dịch COVID-19: Trong đại dịch hay các cuộc khủng hoảng khác, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các phương thức mua sắm tiện lợi hơn. Ví dụ, trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội, thương mại điện tử B2C trở thành một giải pháp cho người tiêu dùng để có thể mua sắm nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe. Những sự kiện ấy tiếp thêm sức mạnh cho sự phát triển mạnh mẽ của mô hình này.
  • Thành tựu công nghệ: Những năm gần đây, việc triển khai thương mại điện tử B2C trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với nhiều công cụ và nền tảng hỗ trợ đa dạng. Một số nền tảng nổi bật có thể kể đến như Shopify, WooCommerce, BigCommerce, Magento,…

Xem thêm: Mô Hình D2C: Chiến Lược Tăng Trưởng Thương Hiệu Thế Hệ Mới

Ưu, nhược điểm của thương mại điện tử B2C

Ưu, nhược điểm của thương mại điện tử B2C

Ưu điểm của thương mại điện tử B2C

Thương mại điện tử B2C đem lại nhiều lợi ích như:

  • Tiện lợi: Thương mại điện tử B2C đem đến cho khách hàng khả năng mua sắm ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào mà không cần phải đến cửa hàng vật lý. Điều này đặc biệt ý nghĩa cho những người có lịch trình bận rộn hoặc khả năng di chuyển hạn chế.
  • Đa dạng sản phẩm: Một cửa hàng thương mại điện tử trực tuyến có thể cung cấp đa dạng sản phẩm hơn so với các cửa hàng truyền thống. Lý do là bởi các cửa hàng online không bị giới hạn bởi khoảng cách hay không gian vật lý.
  • Trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa: Thương mại điện tử B2C có thể thu thập dữ liệu về sở thích và lịch sử mua hàng của khách hàng một cách nhanh chóng. Các dữ liệu này có thể được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm cho người tiêu dùng, chẳng hạn như các đề xuất sản phẩm phù hợp hay các ưu đãi độc quyền.
  • Tối ưu chi phí: Thương mại điện tử B2C có thể tiết kiệm chi phí hơn cho các doanh nghiệp so với bán lẻ truyền thống.
  • Phạm vi tiếp cận rộng hơn: Các cửa hàng trực tuyến có tiềm năng tiếp cận lượng đối tượng lớn hơn nhiều so với các cửa hàng vật lý. Các gian hàng thương mại điện tử B2C có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới.

Khám phá: Top Các Chiến Lược Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử Bạn Cần Biết

Nhược điểm của thương mại điện tử B2C

Tuy thương mại điện tử B2C có nhiều lợi ích nổi bật nhưng các doanh nghiệp triển khai mô hình này cũng phải đối mặt với một số thách thức như:

  • Cạnh tranh: Thị trường thương mại điện tử B2C có tính cạnh tranh cao, khiến các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn để tạo sự khác biệt và nổi bật giữa nhiều thương hiệu khác.
  • Chi phí thu hút khách hàng mới: Việc thu hút các tệp khách hàng mục tiêu có thể cần nhiều chi phí đầu tư ban đầu. Điều này là bởi thương mại điện tử B2C đòi hỏi truyền thông đa kênh để có thể thành công.
  • Logistics và quản lý đơn hàng: Việc vận chuyển và đáp ứng các đơn hàng B2C có thể là một thách thức lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt với các đơn hàng quốc tế hoặc khối lượng đơn hàng lớn. Điều này đòi hỏi một nền tảng thương mại điện tử B2C ổn định như Shopify.
  • Quy trình trả hàng và dịch vụ khách hàng: Các dịch vụ này có thể tốn kém với doanh nghiệp B2C trong thương mại điện tử. Thương hiệu cần xây dựng một quy trình hoàn trả và dịch vụ chăm sóc khách hàng để đảm bảo sự trung thành của khách hàng.

Các loại mô hình thương mại điện tử B2C

Các loại mô hình thương mại điện tử B2C

Vậy đâu là các kiểu mô hình thương mại điện tử B2C thường gặp? BSS Commerce đã tổng hợp cho các bạn 5 loại hình B2C trong thương mại điện tử phổ biến nhất:

Direct sellers – Người bán trực tiếp

Đây là loại hình thương mại điện tử phổ biến nhất của mô hình B2C. Direct sellers gồm các cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các sản phẩm của chính thương hiệu đó hoặc các sản phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau. Một ví dụ điển hình là Zara, một thương hiệu quần áo và phụ kiện của Tây Ban Nha. Các cửa hàng trực tuyến của Zara bán các sản phẩm “cây nhà lá vườn” của chính thương hiệu. Một số direct sellers khác như Walmart và Costco cung cấp những sản phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau với nhiều ngành hàng khác nhau.

Ưu điểm của loại hình direct sellers là người bán có thể kiểm soát hoàn toàn hình ảnh thương hiệu hay dễ dàng xây dựng mối quan hệ với khách hàng online. Tuy nhiên, direct sellers cần đầu tư lớn về kho hàng và quản lý sản phẩm.

Online intermediaries – Trung gian trực tuyến

Trung gian trực tuyến là những người hay tổ chức sử dụng website của họ để kết nối doanh nghiệp và người mua với nhau. Các doanh nghiệp theo loại mô hình thương mại điện tử B2C này không có bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào. Thay vào đó, nhiệm vụ của họ là làm “cầu nối” giữa người bán và người mua.

Một ví dụ cụ thể cho loại này là Shopee. Shopee cho phép các cá nhân hay doanh nghiệp lớn có thể bán các sản phẩm và dịch vụ của họ trên trang Shopee. Người tiêu dùng trực tiếp mua sản phẩm từ người bán qua “cầu nối” là Shopee.

Ưu điểm của trung gian trực tuyến nằm ở việc họ không cần sở hữu sản phẩm mà chỉ đóng vai trò kết nối trung gian. Điều này giúp người bán và người mua dễ dàng kết nối với nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là phụ thuộc nhiều vào người bán và khó kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Advertisement-based – Loại hình dựa trên quảng cáo

Tương tự các trung gian trực tuyến, các website thương mại điện tử B2C dựa trên quảng cáo không sở hữu bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào. Thay vào đó, họ bán các gói quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu khác. Khi các websites này trở nên phổ biến hơn thì sẽ trở thành các trang web có ảnh hưởng (influential websites).

Hai cái tên nổi bật cho loại hình dựa trên quảng cáo là The Huffington Post và The Guardian. Các website B2C này đăng quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ được bán bởi các thương hiệu khác.

Ưu điểm của loại hình thương mại dựa trên quảng cáo này là không cần sở hữu sản phẩm và tạo thu nhập trực tiếp từ việc quảng cáo. Tuy nhiên, loại hình này gặp thách thức lớn do đòi hỏi lượng truy cập lớn và phụ thuộc nhiều vào độ nổi tiếng của website đó.

Community-based – Loại hình dựa trên cộng đồng

Ở loại mô hình thương mại điện tử B2C dựa trên cộng đồng, các thương hiệu tập trung vào các diễn đàn trực tuyến liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của họ, và quảng bá sản phẩm của họ ở các diễn đàn ấy.

Ví dụ, nhiều thương hiệu B2C sử dụng Facebook với các nhóm và cộng đồng sở thích cụ thể. Một thương hiệu điện thoại có thể thực hiện Marketing cho điện thoại của mình trong một nhóm người yêu công nghệ. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng trên mạng xã hội, nơi mà họ dành nhiều thời gian trao đổi.

Về ưu điểm, loại hình này tận dụng được sự tương tác và kết nối giữa các thành viên trong các hội nhóm, từ đó thương hiệu có thể dễ dàng thỏa mãn tệp khách hàng mục tiêu. Về nhược hiểu, thương mại điện tử B2C dựa trên cộng đồng cần duy trì cộng đồng lâu dài và phụ thuộc nhiều vào tương tác của các thành viên.

Fee-based – Loại hình dựa trên phí

Các trang web thương mại điện tử B2C dựa trên phí đòi hỏi khách hàng một khoản tiền nhất định để sử dụng website của họ. Đó là bởi các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu có thể truy cập trực tiếp từ website đó.

Những thương hiệu nổi bật cho loại hình thương mại điện tử B2C này là Netflix, Amazon Prime, Hulu, Spotify, … Ngoài ra có một số trang web cung cấp các bài viết hữu ích như Medium.

Ưu điểm của các trang web B2C này là nguồn doanh thu ổn định từ phí đăng ký và dễ dàng kiểm soát nội dung cũng như dịch vụ. Tuy nhiên, các thương hiệu dựa trên phí đăng ký cần lưu ý phải cung cấp nội dung hoặc dịch vụ chất lượng cao để giữ chân khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu với dịch vụ trả phí phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các dịch vụ miễn phí trên Internet.

Bảng tóm tắt về các loại mô hình B2C

Loại hình B2CĐặc điểm chínhƯu điểmNhược điểm
Direct sellersNgười bán trực tiếp cung cấp sản phẩm của mình hoặc từ nhiều thương hiệu khác qua cửa hàng trực tuyến.Kiểm soát hoàn toàn thương hiệu, xây dựng quan hệ trực tiếp với khách hàng.Yêu cầu đầu tư lớn vào kho hàng và quản lý sản phẩm.
Online intermediariesTrung gian trực tuyến kết nối doanh nghiệp và người mua, không sở hữu sản phẩm.Không cần sở hữu sản phẩm, dễ dàng kết nối người mua và người bán.Phụ thuộc vào người bán, khó kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Loại hình dựa trên quảng cáoBán các gói quảng cáo trên website, không sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ.Không cần sản phẩm, tạo thu nhập trực tiếp từ quảng cáo.Đòi hỏi lượng truy cập lớn, phụ thuộc vào độ phổ biến của website.
Loại hình dựa trên cộng đồngQuảng bá sản phẩm thông qua các diễn đàn, nhóm cộng đồng trực tuyến trên mạng xã hội.Tận dụng sự kết nối, dễ tiếp cận khách hàng mục tiêu.Cần duy trì cộng đồng lâu dài, phụ thuộc vào tương tác của các thành viên.
Loại hình dựa trên phíCung cấp sản phẩm, dịch vụ qua website và yêu cầu phí đăng ký từ khách hàng.Doanh thu ổn định từ phí đăng ký, kiểm soát nội dung và dịch vụ.Cạnh tranh cao với dịch vụ miễn phí, phải đảm bảo chất lượng cao để giữ chân khách hàng.

Các nền tảng thương mại điện tử B2C phổ biến

Hiện tại có rất nhiều nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử B2C một cách hiệu quả và linh hoạt. Hãy cùng điểm qua những nền tảng nổi bật trên thị trường nhé!

Shopify

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết lập và vận hành cửa hàng trực tuyến. Được ra mắt lần đầu tiên vào 2006, Shopify đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh trong môi trường số.

Các doanh nghiệp B2C đã và đang tin dùng Shopify bởi các ưu điểm vượt trội sau:

  • Thiết lập cửa hàng dễ dàng: Các thương hiệu B2C với Shopify có thể dễ dàng thiết lập cửa hàng trực tuyến của mình mà không cần quá nhiều kiến thức kỹ thuật. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cũng như nguồn lực cho thương mại điện tử.
  • Quản lý sản phẩm hiệu quả: Với Shopify, thương hiệu sẽ có một hệ thống các công cụ quản lý sản phẩm linh hoạt. Người bán có thể dễ dàng thêm, chỉnh sửa sản phẩm cũng như theo dõi tình trạng tồn kho của sản phẩm.
  • Đa dạng phương thức thanh toán với độ bảo mật cao: Khi sử dụng Shopify, các doanh nghiệp B2C có thể tận dụng tối đa nhiều phương thức thanh toán an toàn, từ thẻ tín dụng tới ví điện tử hay các phương thức thanh toán nội địa.
  • Quảng bá mạnh mẽ: Ngoài các tính năng cơ bản của một nền tảng thương mại điện tử, Shopify còn đem đến cho các doanh nghiệp B2C nhiều công cụ marketing hữu ích như email marketing hay SEO. Nhờ vào đó, các thương hiệu B2C có thể dễ dàng đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng tiềm năng trên Internet.
  • Các công cụ phân tích: Shopify đi kèm các công cụ báo cáo và phân tích về hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, thương hiệu B2C có thể đưa ra quyết định kinh doanh chắc chắn dựa trên số liệu và thúc đẩy tăng doanh thu.

Như vậy, Shopify là một giải pháp toàn diện cho thương mại điện tử B2C, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển cửa hàng trực tuyến một cách hiệu quả.

Để được tư vấn kỹ hơn về lộ trình chuyển đổi sang mô hình kinh doanh B2C với website chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ BSS Commerce. BSS Commerce là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ xây dựng ecommerce website giúp các doanh nghiệp phát triển trong thời đại số ngày nay.

Các nền tảng khác

Bên cạnh đó, các thương hiệu B2C cũng có thể cân nhắc một số nền tảng thương mại điện tử khác như WooCommerce, Magento, BigCommerce, Wix,… Mỗi nền tảng này đều có những ưu và nhược điểm riêng, hỗ trợ các doanh nghiệp B2C dễ dàng thiết lập và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình.

Top 3 thương hiệu thành công với thương mại điện tử B2C

Sau đây, hãy cùng BSS Commerce điểm qua 3 câu chuyện thành công về thương mại điện tử B2C nhé!

Nestlé

NescaféNestlé là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất cho thương mại điện tử B2C. Được ra mắt vào 1938, Nescafé đã nhanh chóng trở thành thương hiệu cà phê hòa tan hàng đầu thế giới. Với các sản phẩm với hương vị đa dạng và chất lượng cao, Nescafé là một lựa chọn quen thuộc của hàng triệu người yêu cà phê trên thế giới.

Để triển khai thương mại điện tử B2C, Nescafé đã sử dụng Shopify Plus với nhiều ưu điểm vượt trội. Với Shopify Plus, thương hiệu đã thiết lập một nền tảng thương mại điện tử hiệu quả để thuyết phục thế hệ millennials (Gen Y) chuyển sang sử dụng cà phê hòa tan Nescafé. Chiến lược sử dụng Shopify Plus đã cho phép Nescafé tương tác trực tiếp với người tiêu dùng online. Qua đó, người tiêu dùng có thể tận hưởng một trải nghiệm mua sắm toàn diện và hơn hết, một trải nghiệm được cá nhân hóa từ thương hiệu Thụy Sĩ.

Xem thêm: Top 10 Thương Hiệu Thành Công Sử Dụng Shopify Plus Tại Việt Nam

Tommy Hilfiger

Tommy Hilfiger là một thương hiệu thời trang nổi tiếng toàn cầu. Thương hiệu được thành lập bởi nhà thiết kế Hoa Kỳ Tommy Hilfiger vào năm 1985. Xuyên suốt hàng chục năm qua, thương hiệu này luôn nổi tiếng với các sản phẩm phong cách thời trang cổ điển, từ giày dép, quần áo đến phụ kiện hay nước hoa. Đây là một trong những đối tác có tiếng của Shopify, họ đã sử dụng Shopify làm nền tảng cho trang web thương mại điện tử B2C của họ.

Red Bull

Red Bull là một thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới với sản phẩm nước tăng lực xuất hiện trong nhiều sự kiện thể thao. Thương hiệu này luôn tiên phong tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho cho người tiêu dùng.

Để triển khai thương mại điện tử B2C, Red Bull đã lựa chọn Shopify làm nền tảng phát triển cửa hàng trực tuyến mang tên Red Bull Popup. Trang web hiện có các bộ sưu tập theo mùa và các sản phẩm độc quyền cho các sự kiện lớn như giải đua Công thức 1 Red Bull Racing. Cửa hàng Popup của Red Bull là một cửa hàng sống động, là nơi trưng bày nhiều loại hàng hóa như quần áo, phụ kiện và đồ sưu tầm.

Website đã sử dụng hiệu quả các hình ảnh chất lượng cao, bố cục tối ưu và độ nhận diện thương hiệu mạnh để thu hút hàng ngàn lượt truy cập mỗi giờ. Vì vậy, đây là một ví dụ tuyệt vời cho một thương hiệu lớn sử dụng Shopify để có một website thương mại điện tử B2C với giao diện bắt mắt và thân thiện với người tiêu dùng.

Những lưu ý khi áp dụng thương mại điện tử B2C

Khi áp dụng thương mại điện tử B2C, doanh nghiệp cần nhớ đến một số lưu ý quan trọng sau:

  • Hiểu rõ khách hàng mục tiêu: Việc tìm hiểu hành vi khách hàng phải dựa trên nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng qua số liệu. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể nắm bắt được nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng.
  • Tối ưu hóa cho thiết bị di động: Ngày nay, số lượng người dùng các thiết bị di động mà đặc biệt là smartphones ngày càng tăng. Vì vậy, việc tối ưu trang web không nên chỉ tập trung cho PC mà còn cần chau chuốt cho cả những thiết bị di động.
  • Bảo mật thông tin: Thương hiệu B2C nên ưu tiên lựa chọn những nền tảng uy tín như Shopify để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân và thanh toán của khách hàng.
  • Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả: Môi trường thương mại điện tử cạnh tranh vô cùng khốc liệt và các thương hiệu cần có chiến lược quảng bá hiệu quả. Ngoài ra, việc tối ưu cho các công cụ tìm kiếm (SEO) là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự hiện diện online của thương hiệu.

Xu hướng phát triển của thương mại điện tử B2C

Thương mại điện tử B2C có một tương lai đầy hứa hẹn với sự phát triển mạnh mẽ và đột phá của công nghệ cũng như sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng.

Các doanh nghiệp B2C ngày nay đang tập trung nhiều cho các trải nghiệm mua sắm đa kênh. Điều này giúp cho người tiêu dùng có thể bắt đầu hành vi mua sắm tại một kênh và hoàn thành tại các kênh khác. Ví dụ điển là xu hướng Mua trực tuyến và Nhận tại cửa hàng (BOPIS).

Bên cạnh đó sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng giúp các thương hiệu B2C cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho. Các dịch vụ chăm sóc khách hàng sử dụng AI đã hiện diện trên gian hàng online của rất nhiều thương hiệu.

Ngoài ra, thương mại điện tử B2C gần đây còn chú trọng nhiều hơn tới tính bền vững và giảm thiểu tác động môi trường. Các gian hàng trực tuyến cũng là công cụ đắc lực để thương hiệu có thể quảng bá hay thực hiện các hoạt động Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) của mình.

Khám phá: Thương Mại Tập Trung – Unified Commerce: Tương Lai Mới của TMĐT

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về thương mại điện tử B2C. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về mô hình B2C ngày càng phổ biến trong thương mại điện tử ngày nay.

Ngoài ra, nếu bạn muốn được tư vấn và triển khai thương mại điện tử B2C và phát triển website với Shopify và Shopify Plus với hiệu quả tối ưu, hãy liên hệ ngay với BSS Commerce nhé!

BSS Commerce là đối tác chính thức của Shopify tại Việt Nam, sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiều năm kinh nghiệm với mong muốn đem đến những giải pháp website eCommerce tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. BSS Commerce đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp và đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử B2B và B2C.

Leave a comment