Skip links

Unified Commerce: Tương Lai Mới Của Thương Mại Điện Tử

Unified commerce hay thương mại hợp nhất đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc và được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nhờ vào việc kết nối thống nhất giữa các kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến, unified commerce không chỉ định hình lại cách thức doanh nghiệp tương tác với khách hàng mà còn cải thiện trải nghiệm mua sắm liền mạch dành cho người mua sắm. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng BSS Commerce tìm hiểu unified commerce là gì, các đặc điểm và lợi ích mà unified commerce mang đến cho doanh nghiệp nhé!

Tổng Quan Về Unified Commerce

Unified Commerce Là Gì?

Unified commerce (hay thương mại hợp nhất) là một mô hình hệ thống bán hàng tích hợp, giúp người bán hoặc doanh nghiệp vận hành tất cả các hoạt động của cửa hàng trực tuyến trên một nền tảng duy nhất. Các nền tảng thương mại hợp nhất tập hợp tất cả các yếu tố của hoạt động bán hàng trực tuyến, bao gồm quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng, tiếp thị, tương tác với khách hàng trên các kênh bán hàng,…

Unified Commerce là gì

Khám phá: 15+ hình thức marketing thương mại điện tử hiệu quả

Các Đặc Điểm Chính Của Unified Commerce

  • Tích hợp đa kênh: Tất cả các kênh bán hàng đều được liên kết với nhau, cho phép khách hàng mua sắm liền mạch giữa các kênh mà không sợ bị gián đoạn hoặc mất thông tin.
  • Dữ liệu nhất quán: Dữ liệu khách hàng và giao dịch được đồng bộ hóa trên tất cả các kênh bán hàng, giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan về khách hàng, từ đó tạo điều kiện cho việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
  • Khả năng hiển thị hàng tồn kho: Khả năng hiển thị hàng tồn kho theo thời gian thực trên tất cả các kênh bán hàng giúp người mua có thể kiểm tra các thông tin chính xác về sản phẩm, đặc biệt là thông tin về số lượng sản phẩm sẵn có trong kho để từ đó đưa ra quyết định mua hàng.
  • Quản lý đơn hàng: Các đơn hàng từ tất cả các kênh bán được xử lý thống nhất trên cùng một nền tảng, cho phép doanh nghiệp xử lý, theo dõi và đổi trả đơn hàng hiệu quả cho dù các đơn hàng được đặt trên các kênh khác nhau.
  • Trải nghiệm khách hàng: Thương mại hợp nhất mang lại trải nghiệm liền mạch và nhất quán, được cá nhân hóa cho từng khách hàng. Với thương mại hợp nhất, doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu của khách hàng để đưa ra các đề xuất, ưu đãi và hỗ trợ phù hợp trong suốt quá trình mua sắm của khách hàng.
  • Tích hợp phụ trợ: Tích hợp các hệ thống phụ trợ (backend system) (ví dụ như quản lý hàng tồn kho, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), cổng thanh toán,…) sẽ giúp tối ưu hoá quá trình vận hành và luồng dữ liệu (data flow).
Các đặc điểm chính

Các Yếu Tố Chính Tạo Nên Unified Commerce

Unified Commerce hay thương mại hợp nhất thường được tạo nên từ 4 yếu tố cốt lõi, bao gồm:

Tích hợp

Khả năng tích hợp là yếu tố cốt lõi của thương mại hợp nhất. Nó giúp liên kết và đồng bộ hóa các hệ thống và quy trình khác nhau trên các kênh bán hàng khác nhau, từ đó tạo ra một hệ sinh thái thống nhất. Một số tích hợp nổi bật có thể kể đến như tích hợp quản lý hàng tồn kho, quản lý đơn hàng, dữ liệu khách hàng, giá cả, khuyến mãi,… Mục đích của việc này là đảm bảo luồng dữ liệu được liền mạch và khả năng hiển thị theo thời gian thực được chính xác và đồng nhất trên tất cả các kênh bán hàng.

Dữ liệu tập trung

Thương mại hợp nhất hoạt động dựa trên kho lưu trữ dữ khách hàng, bao gồm thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, tùy chọn và các dữ liệu liên quan khác. Những dữ liệu này đều được thu thập từ tất cả các kênh bán hàng. Kho dữ liệu này cung cấp một cái nhìn nhất quán và tổng quan về khách hàng, cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, thiết lập các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hoặc tạo tương tác nhất quán với khách hàng trên các kênh bán hàng. Nói ngắn gọn, kho dữ liệu tập trung cho phép các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và đưa ra những quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu tổng hợp.

Các yếu tố chính

Trải nghiệm khách hàng liền mạch và nhất quán

Một yếu tố quan trọng khác của thương mại hợp nhất là cung cấp trải nghiệm mua sắm nhất quán đến khách hàng trên tất cả các kênh. Nói cách khác, thương mại hợp nhất sẽ đảm bảo khách hàng nhận được cùng một mức độ dịch vụ, thông tin sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và thương hiệu cho dù họ lựa chọn mua sắm trên bất cứ kênh bán hàng nào của doanh nghiệp. 

Vận hành hiệu quả

Thương mại hợp nhất tối ưu hóa quá trình vận hành bằng cách hợp nhất các hệ thống và quy trình với nhau. Việc hợp nhất này bao gồm tích hợp các hệ thống điểm bán hàng (POS), quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng, dịch vụ khách hàng và các hoạt động bán hàng khác. Bằng cách tập hợp các quy trình vào cùng một nền tảng, các doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả cao hơn, giảm công việc thủ công và cải thiện năng suất tổng thể. Hiệu quả vận hành này cho phép doanh nghiệp mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng, đồng thời tối ưu hóa tài nguyên cho chính doanh nghiệp của mình.

Các yếu tố chính

So Sánh Unified Commerce vs. Omnichannel Commerce

Omnichannel commerce (thương mại đa kênh) tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm khách hàng nhất quán trên nhiều kênh bán hàng. Với thương mại đa kênh, người mua sắm có thể di chuyển thuận lợi giữa nhiều kênh bán hàng khác nhau, ví dụ như các nền tảng truyền thông mạng xã hội, cửa hàng trực tuyến hay cửa hàng vật lý trực tiếp. Tuy nhiên, những trải nghiệm này thường chỉ được kết nối với nhau thông qua các hệ thống tách biệt – những hệ thống này sẽ chia sẻ dữ liệu khách hàng với nhau thông qua tích hợp. Dù thương mại đa kênh cũng giúp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại nhiều kênh, nhưng về cơ bản thì các hệ thống vận hành quan trọng vẫn bị tách rời.

Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa Omnichannel vs Multichannel

Trong khi đó, unified commerce (thương mại hợp nhất) liên kết tất cả các kênh với nhau (cả các kênh thuộc giao diện người mua và hệ thống quản lý) thông qua một nền tảng duy nhất. Không giống với thương mại đa kênh (omnichannel commerce) chỉ tập trung vào các điểm tiếp xúc với khách hàng, thương mại hợp nhất tạo ra hẳn một nền tảng hệ thống thống nhất tất cả các hoạt động, từ hệ thống điểm bán hàng, quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng đến quản lý dữ liệu khách hàng.

Bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa Unified commerce và Omnichannel commerce:

Omnichannel commerceUnified commerce
Kiến trúc hệ thốngNhiều hệ thống được kết nối với nhau thông qua tích hợp giao diện người dùng (fronted-end integration) nhưng có thể không được đồng bộ hoá hoàn toànTích hợp hoàn toàn tất cả các hệ thống trên một nền tảng duy nhất 
Cơ sở hạ tầng công nghệCó nhiều hệ thống riêng biệt cho từng hoạt động bán hàng trên một nền tảng thương mại điện tử, ví dụ như hệ thống điểm bán hàng (POS), hàng tồn kho,…Một nền tảng vận hành thương mại duy nhất cho tất cả các hoạt động bán lẻ
Quản lý dữ liệuCó thể đồng bộ hóa dữ liệu giữa các hệ thống riêng biệt, tuy nhiên những thay đổi và cập nhật có thể không được phản ánh kịp thời trên tất cả các kênh theo thời gian thật, do đó có thể dẫn đến sai lệch trong thông tinĐồng bộ hoá liền mạch dữ liệu trên tất cả các kênh, với các dữ liệu liên quan đến hàng tồn kho và dữ liệu khách hàng được cập nhật theo thời gian thực, đảm bảo thông tin được chính xác và nhất quán
Quá trình vận hànhQuản lý riêng biệt các lĩnh vực hoạt động bán hàngQuản lý tập trung tất cả các hoạt động bán hàng
Khả năng mở rộngKhả năng mở rộng bị giới hạn, phải phụ thuộc vào khả năng tích hợp và khả năng tương thích hệ thốngKhả năng mở rộng linh hoạt vì hoạt động trên một nền tảng hợp nhất
Chi phíChi phí dành cho nhiều tích hợp (integration) và lượt đăng ký (subscription)Chi phí đầu tư cho một nền tảng hợp nhất duy nhất
Phân tích và báo cáoDữ liệu rời rạc, có thể cần phải hợp nhất dữ liệu một cách thủ côngDữ liệu tổng hợp và được cập nhật theo thời gian thực từ tất cả các kênh
Trải nghiệm khách hàngCố gắng cung cấp trải nghiệm liền mạch nhưng có thể chưa được cá nhân hóa và nhất quán do giới hạn hệ thốngNâng cao trải nghiệm cá nhân hoá dựa trên hệ thống hợp nhất, đồng thời lưu trữ tất cả thông tin khách hàng trên toàn bộ các kênh bán hàng 
Hiệu quả vận hànhTốn nhiều chi phí tích hợp và phải đồng bộ hoá thông tin từ nhiều nguồn, dẫn đến hiệu quả vận hành kém và dễ xảy ra lỗiGiảm thiểu khả năng mắc lỗi và chi phí bảo trì nhờ hệ thống tích hợp duy nhất được đồng bộ hoá, giúp cải thiện hiệu suất tổng thể

Xem thêm: Top 9 nền tảng bán hàng đa kênh – Omnichannel đáng quan tâm

Lợi Ích Của Unified Commerce 

Tạo trải nghiệm mua sắm linh hoạt và liền mạch 

Nền tảng thương mại hợp nhất cho phép doanh nghiệp cung cấp các tùy chọn thanh toán nâng cao cho khách hàng. Người mua có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng trực tuyến, áp dụng mã khuyến mãi và chọn nhận hàng tại cửa hàng nếu họ thấy việc nhận hàng như vậy thuận tiện hơn. Khách hàng và doanh nghiệp đều có thể kiểm tra các thông tin liên quan đến đơn hàng và quá trình vận chuyển theo thời gian thực, giúp việc quản lý đơn hàng của cả doanh nghiệp và khách hàng thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

Lợi ích của Unified Commerce

Theo dõi hiệu quả tương tác với khách hàng

Hiện nay, đa số khách hàng đều có thói quen mua sắm đa kênh. Do đó, nếu không sử dụng một nền tảng thương mại hợp nhất thì việc theo dõi hành trình mua sắm này của khách hàng có thể là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp. Thương mại hợp nhất đơn giản hóa quá trình này thông qua việc giám sát hành động của khách hàng trên mọi điểm tiếp xúc, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định hoặc hành động sáng suốt.

Lợi ích của Unified Commerce

Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm

Khách hàng luôn thích trải nghiệm được cá nhân hoá dành riêng cho mình. Với thương mại hợp nhất, doanh nghiệp có thể đáp ứng được kỳ vọng này của người mua sắm nhờ vào việc tận dụng dữ liệu khách hàng để điều chỉnh nội dung tiếp thị và trải nghiệm mua sắm phù hợp. Từ việc phân tích các dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra các đề xuất sản phẩm phù hợp, hoặc tinh chỉnh các chương trình tri ân khách hàng với các đặc quyền dựa trên thói quen của người mua.

Lợi ích của Unified Commerce

Cung cấp thông tin cập nhật về sản phẩm theo thời gian thực

Với các kênh thương mại hợp nhất, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh giá và đảm bảo thông tin giá cả nhất quán trên tất cả các kênh. Ngoài ra, các thông tin liên quan đến hàng tồn kho cũng được đồng bộ hóa, từ đó giúp việc quản lý hàng tồn kho dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể dựa trên nhu cầu mua sắm hiện tại và dự đoán nhu cầu mua lại trong tương lai của khách hàng để quản lý kho hàng, giảm nguy cơ mất doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Lợi ích của Unified Commerce

Đổi trả hàng thuận tiện

Khi các cửa hàng trực tuyến và trực tiếp hoạt động đồng nhất và song song, khách hàng sẽ có được trải nghiệm mua sắm thuận lợi hơn. Với các hệ thống thương mại hợp nhất, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra các chính sách hoàn trả linh hoạt, trong đó việc trả lại hàng được chấp nhận tại bất kỳ địa điểm cửa hàng nào dù sản phẩm ban đầu được mua ở đâu (trực tiếp hay trực tuyến). Thông qua việc trả lại hàng thuận lợi và không rắc rối, doanh nghiệp không chỉ xây dựng được niềm tin nơi khách hàng mà còn có thể cải thiện được giá trị vòng đời của khách hàng (customer lifetime value).

Lợi ích của Unified Commerce

Quản lý nhân sự hiệu quả

Một nền tảng thương mại hợp nhất giúp đơn giản hóa việc tiếp nhận và đào tạo nhân sự. Thay vì di chuyển qua lại giữa các giao diện và quá trình đăng nhập, hệ thống thương mại hợp nhất chỉ yêu cầu nhân viên hoạt động trên một nền tảng duy nhất. Cách làm này sẽ này đặc biệt hữu ích nếu doanh nghiệp có tỷ lệ luân chuyển nhân viên cao. Ngoài ra, các hệ thống thương mại hợp nhất giúp giảm thiểu tối đa các lỗi kỹ thuật hoặc thủ công của con người. Việc tự động hoá cập nhật thông tin hàng tồn kho và thông tin khách hàng sẽ giúp nhân viên không phải nhập quá nhiều dữ liệu một cách thủ công.

Lợi ích của Unified Commerce

Như vậy, có thể thấy, thương mại hợp nhất không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả người tiêu dùng:

  • Về phía doanh nghiệp, khi sử dụng nền tảng thương mại hợp nhất, doanh nghiệp có thể quản lý các lĩnh vực kinh doanh khác nhau (mà trước đó thường phải xử lý một cách riêng biệt), ví dụ như bán hàng B2B và D2C, hoặc vận chuyển trong nước và quốc tế. Ưu điểm của một hệ thống thương mại hợp nhất là tất cả các công cụ và tính năng đều được tích hợp trên một nền tảng duy nhất, do đó doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát các dữ liệu từ hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, từ đó có được cái nhìn tổng quan nhất về khách hàng và kho hàng của mình.
  • Về phía khách hàng, hiện nay đa số mọi người thường sử dụng nhiều kênh khác nhau để phục vụ cho việc mua hàng. Với thương mại hợp nhất, doanh nghiệp có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng thông qua các kênh này một cách hiệu quả. Các kênh tương tác này có thể bao gồm cửa hàng trực tuyến, email quảng cáo hay bài đăng trên mạng xã hội. Khách hàng có thể mua hàng trực tuyến và nhận đơn đặt hàng tại cửa hàng, hoặc ngược lại, có thể dùng thử sản phẩm trực tiếp và sau đó đặt hàng trực tuyến tại nhà.

Monos – Thương Hiệu Thành Công Với Unified Commerce

Unified commerce Shopify

Monos là một thương hiệu chuyên sản xuất các mẫu hành lý thời trang thời thượng nhưng vẫn đảm bảo tính ứng dụng cao dành cho khách du lịch. Monos sở hữu bốn cửa hàng trực tuyến trên Shopify để có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng trên khắp  thế giới. Khi Monos tìm cách gia tăng kết nối và tương tác với khách hàng, thương hiệu đã lựa chọn nền tảng thương mại hợp nhất Shopify POS. Hệ thống điểm bán hàng (POS) của Shopify đã hỗ trợ Monos rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả bán hàng trên nhiều kênh khác nhau (bất kể là trực tiếp hay trực tuyến).

Thách Thức Mà Thương Hiệu Gặp Phải Trước Khi Triển Khai Unified Commerce 

Trước khi khai trương cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Vancouver, Monos đã lường trước được những thách thức to lớn mà thương hiệu chuẩn bị phải đối mặt: Sai lệch dữ liệu và sự không đồng nhất trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng giữa các kênh mua hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Monos biết rằng, nếu mình không có một nền tảng thống nhất các hoạt động bán hàng mà vẫn chỉ sử dụng các hệ thống quản lý rời rạc thì khả năng cao là khách hàng (thậm chí là cả nhân viên) cũng có thể cảm thấy khó chịu và rời đi. 

Theo Monos, khách hàng ngày nay có yêu cầu rất cao đối với việc đổi trả hàng. Chính vì vậy, họ thường mong muốn mình có thể trả hàng ngay tại bất cứ cửa hàng bán lẻ nào của thương hiệu (cho dù trước đó họ mua sản phẩm bằng cách trực tuyến). Do vậy, doanh nghiệp cũng cần phải có một giải pháp giúp nhân viên của mình dễ dàng truy cập được các thông tin đơn hàng và lịch sử mua hàng chính xác trên nhiều kênh khác nhau.

Ngoài ra, với một đội ngũ nhân sự tương đối nhỏ, Monos cũng cần đảm bảo giải pháp mà họ lựa chọn sẽ không yêu cầu quá cao về mặt chuyên môn (như vấn đề bảo trì, khắc phục sự cố và đào tạo kỹ thuật) nhưng vẫn có thể hợp nhất các hoạt động bán hàng và giải quyết các vấn đề nêu trên.

Và cuối cùng, Monos để lựa chọn giải pháp thương mại hợp nhất Shopify POS.

Giải Pháp Mà Unified Commerce Shopify POS Mang Lại Cho Thương Hiệu

Với Shopify POS, Monos đã có thể dễ dàng hợp nhất các kênh bán hàng, hệ thống thanh toán và hoạt động tương tác với khách hàng trên cùng một nền tảng Shopify, từ đó giúp thương hiệu nâng cao tối đa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng của mình. 

Khả năng quản lý hàng tồn kho của Shopify POS cũng mang đến những tác động tích cực cho việc kinh doanh của Monos. Thông tin các sản phẩm trong kho hàng của Monos đều được cập nhật tự động liên tục theo thời gian thực, giúp nhân viên cửa hàng hạn chế tối đa các lỗi kỹ thuật từ việc nhập liệu thủ công, đồng thời mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm thuận tiện nhất.

Thành Tựu Mà Thương Hiệu Đạt Được Sau Khi Triển Khai Unified Commerce

Kể từ khi áp dụng thương mại hợp nhất Shopify POS, Monos đã đạt được các thành tựu nổi bật như:

  • Doanh thu tăng 40% so với cùng kỳ năm trước ở các khu vực có cửa hàng bán lẻ trực tiếp;
  • Giảm thời gian đào tạo POS cho nhân viên bán lẻ xuống còn nửa ngày;
  • Duy trì các hoạt động thương mại điện tử và POS chỉ với một nhân viên;
  • Cải thiện mức độ tương tác với khách hàng nhờ việc cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm đa kênh liền mạch, dữ liệu khách hàng được đồng bộ và thống nhất trên tất cả các kênh.

BSS Commerce – Đối Tác Tin Cậy Giúp Triển Khai Unified Commerce

BSS Commerce

Với hơn 12 năm kinh nghiệm, BSS Commerce tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ phát triển website thương mại điện tử toàn diện và chuyên nghiệp. Hiện nay, BSS Commerce cũng vinh dự là đối tác chính thức của Shopify tại Việt Nam. BSS Commerce chuyên tạo ra các trang web thương mại điện tử độc đáo với hiệu suất cao, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt được thành công trong kinh doanh trực tuyến. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang cân nhắc đến unified commerce, BSS Commerce có thể là một trong những lựa chọn tốt nhất dành cho bạn trong việc triển khai nền tảng thương mại hợp nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các dịch vụ phát triển Shopify Plus nổi bật khác dành cho doanh nghiệp của BSS Commerce, bao gồm:

  • Phát triển website Shopify Plus theo yêu cầu
  • Chuyển đổi nền tảng sang Shopify Plus
  • Tích hợp Shopify Plus với tiện ích khác
  • Hỗ trợ kỹ thuật

Kết Luận

Khách hàng ngày càng có xu hướng mua sắm đa kênh. Vì vậy, unified commerce có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát tất cả các hoạt động trong hành trình mua hàng của khách hàng, cho dù họ có mua sắm trên bất kỳ kênh nào đi nữa.

Việc hợp nhất các kênh giao dịch và bán hàng khác nhau vào cùng một nền tảng không chỉ mang lại cho người tiêu dùng trải nghiệm thoải mái mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động vận hành, cũng như gia tăng sự trung thành của khách hàng. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, việc áp dụng các giải pháp unified commerce sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh thương mại điện tử của mỗi doanh nghiệp.

Và nếu bạn muốn được tư vấn thêm về unified commerce, cách triển khai unified commerce đạt hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với BSS Commerce!

Những Câu Hỏi Thường Gặp về Unified Commerce 

1. Ví dụ về Unified Commerce?

Các ví dụ về thương mại hợp nhất có thể kể đến như tích hợp hợp nhất đa kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến, cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch và cung cấp dịch vụ khách hàng đồng nhất trên tất cả các nền tảng. Để làm được những điều trên, doanh nghiệp có thể sử dụng các hệ thống dữ liệu tập trung để quản lý các thông tin liên quan đến hàng tồn kho, khách hàng và giao dịch. Đồng thời, doanh nghiệp nên tận dụng các tính năng như mua trực tuyến, nhận hàng tại cửa hàng (BOPIS) và trả hàng linh hoạt qua nhiều kênh.

2. Tầm quan trọng của Unified Commerce?

Thương mại hợp nhất giúp doanh nghiệp tận dụng dữ liệu được ghi nhận ở mọi giai đoạn mua sắm của khách hàng, từ đó giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

3. Nền tảng Unified Commerce là gì?

Nền tảng unified commerce là nơi tập hợp các chức năng bán hàng khác nhau thành một hệ thống thống nhất và tối ưu. Những chức năng này có thể bao gồm bán hàng trực tuyến, giao dịch tại cửa hàng thực, dịch vụ hỗ trợ khách hàng,… Shopify là một ví dụ về một nền tảng unified commerce. Khám phá 15+ lý do doanh nghiệp nên phát triển unified commerce với Shopify Plus.

4. Mục đích của Unified Commerce?

Nhờ vào việc kết hợp tất cả các hoạt động bán hàng vào cùng một nền tảng, thương mại hợp nhất giúp việc mua sắm của khách hàng liền mạch hơn, đồng thời giúp việc quản lý của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn nhờ việc truy cập vào chế độ xem đầy đủ dữ liệu về doanh số, hàng tồn kho và thông tin khách hàng.

Leave a comment