Skip links

Các Mô Hình Thương Mại Điện Tử Điển Hình Trên Thế Giới Và Việt Nam

Thời đại công nghệ số 4.0, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả vượt trội. Các mô hình thương mại điện tử đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Vậy có những mô hình thương mại điện tử nào nổi bật và có loại nền tảng nào phù hợp? Trong bài viết này BSS Commerce sẽ giải thích chính xác và chi tiết những thông tin trên cho bạn.

Cuộc cách mạng 4.0 đưa thương mại điện tử trở thành xu hướng của thời đại
Cuộc cách mạng 4.0 đưa thương mại điện tử trở thành xu hướng của thời đại

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (e-commerce) là bao gồm tất cả các thị trường trực tuyến giúp kết nối người mua với người bán thông qua mạng Internet – môi trường xử lý các giao dịch điện tử. Dưới đây là một trong số những khái niệm thể hiện chi tiết các đặc điểm của TMĐT.

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa:

Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.” 

Một Số Mô Hình Thương Mại Điện Tử Trên Thế Giới

Các doanh nghiệp mới hoặc đã có tuổi đời trong lĩnh vực này cũng cần nắm rõ những mô hình thương mại điện tử, từ đó tìm ra con đường mà doanh nghiệp của mình hướng tới. Không chỉ trong nước mà thế giới cũng có nhiều mô hình thương mại điện tử. Để rút ngắn tên gọi của các mô hình này, người ta có quy định như sau:

  • B: Business – Doanh Nghiệp
  • 2: To
  • C: Consumer – Khách hàng
  • C: Citizen – Công dân
  • E: Employee – Nhân Viên
  • G: Government – Chính phủ

Dựa trên các tiêu chí như vị trí, vai trò của các nhân tố trong mỗi mô hình mà có những cách phân chia khác nhau. Dưới đây là 9 mô hình thương mại điện tử tiêu biểu trên thế giới:

  • B2B (Business to Business): Doanh nghiệp với doanh nghiệp
  • B2C (Business to Consumer): Doanh nghiệp với khách hàng
  • B2E (Business to Employee): Doanh nghiệp với nhân viên
  • B2G (Business to Government): Doanh nghiệp với Chính phủ
  • C2C (Consumer to Consumer): Khách hàng với khách hàng
  • C2B (Consumer to Business): Khách hàng với doanh nghiệp
  • G2B (Government to Business): Chính phủ với doanh Nghiệp
  • G2G (Government to Government): Chính phủ với chính phủ
  • G2C (Government to Citizen): Chính phủ với công dân
Mỗi doanh nghiệp sẽ có mô hình thương mại điện tử khác nhau
Mỗi doanh nghiệp sẽ có mô hình thương mại điện tử khác nhau

3 Mô Hình Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam

Theo báo cáo kinh tế Internet của khu vực Đông Nam Á (2020) của Google, tỷ lệ người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam cao nhất với 41%. Bên cạnh đó, các kênh mua sắm online, trang thương mại điện tử, sàn giao dịch TMĐT cũng tăng từ 52% lên mức 74%. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có kiến thức về thị trường, đánh giá chất lượng sản phẩm và quan trọng là về mô hình thương mại điện tử, từ đó xây dựng một kế hoạch kinh doanh tốt nhất. 

Trên thế giới có rất nhiều mô hình kinh doanh thương mại điện tử, tuy nhiên có 3 mô hình được đánh giá đem lại hiệu quả cao tại thị trường Việt Nam đó là B2B, B2C và C2C, cụ thể như sau:

Thương mại điện tử B2B 

B2B là viết tắt của Business To Business nghĩa là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác qua nền tảng Internet. Qua nghiên cứu cho thấy, thị trường TMĐT B2B sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, tăng trưởng 70% vào năm 2027. Các doanh nghiệp B2B thường là công ty cung cấp nội thất, công ty phần mềm quản lý, công ty lưu trữ tài liệu… chủ yếu thuộc công ty cung cấp các dịch vụ cụ thể. 

Mô hình thương mại điện tử B2B được chia thành 4 loại đó là mô hình B2B trung gian, mô hình B2B thiên bên mua, mô hình B2B thiên bên bán và mô hình B2B thương mại hợp tác. Trong đó, mô hình B2B thiên bên mua, doanh nghiệp đóng vai trò nhập sản phẩm từ bên thứ 3 để phân phối cho khách hàng. 

Mô hình B2B thiên bên bán là doanh nghiệp sở hữu trang TMĐT, cung cấp cho bên thứ 3. Mô hình B2B trung gian là hai doanh nghiệp mua bán hàng hóa trên trang TMĐT. Mô hình B2B thương mại hợp tác tương tự B2B trung gian nhưng có tính tập trung và quyền sở hữu của nhiều đơn vị.

Mô hình B2B thường gặp đó B2B trung gian, có thể kể đến đó là các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee… hoặc nước ngoài thì có Amazon, Ebay, Taobao… Các trang TMĐT này như một khu chợ điện tử, giúp kết nối các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Ưu điểm của hình thức này đó là doanh nghiệp tránh được tình trạng gian lận vì mọi hoạt động đều minh bạch, đồng thời cũng giảm chi phí phân phối, tiếp thị sản phẩm.

Mô hình thương mại điện tử B2B liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp
Mô hình thương mại điện tử B2B liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp

Xem ngay: Các xu hướng thương mại điện tử B2B mới nhất

Top nền tảng thương mại điện tử B2B tốt nhất

Đọc thêm: Các xu hướng thương mại điện tử B2C và B2B doanh nghiệp cần lưu ý

Thương mại điện tử B2C

Mô hình thương mại điện tử B2C (Business to Customer) có nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến khách hàng cuối cùng. Đây cũng được coi là mô hình dạng bán lẻ truyền thống giữa một doanh nghiệp cho các cá nhân trên kênh giao dịch hoặc trang web TMĐT. Để tăng tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp cần có những hoạt động tiếp thị đánh vào cảm xúc của khách hàng.

Hiện tại có 5 loại mô hình B2C mà hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng như người bán hàng trực tiếp (phổ biến nhất), trung gian trực tuyến (kết nối người mua và người bán), B2C dựa trên quảng cáo, B2C dựa vào cộng đồng (bán hàng dựa trên nền tảng mạng xã hội), B2C dựa trên phí (thu phí để truy cập nội dung). 

Mô hình này chiếm thị phần lớn trên thị trường TMĐT, có nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận khủng khi triển khai mô hình B2C này. Trên thế giới không thể không kể đến các thương hiệu như Muji, Uniqlo, Adidas, Nike… Ở Việt Nam có thể kể đến các trang web bán lẻ độc quyền như Elise, Juno, Ivy Moda, Owen… Khách hàng chỉ cần truy cập vào website để xem xét, đánh giá và nhận sản phẩm dễ dàng.

xay dung website thuong mai dien tu

Xem thêm: Khác biệt giữa marketing B2B và B2C

Thương mại điện tử C2C

Mô hình thương mại điện tử C2C (Consumer to Consumer) chỉ hình thức cho phép khách hàng mua bán sản phẩm, dịch vụ trên trang web, tuy nhiên phải chi trả một phần chi phí nhỏ cho website. Đặc điểm của mô hình C2C là bán những sản phẩm khó tìm trên thị trường, chất lượng khó đảm bảo, tỷ suất lợi nhuận có lợi cho người bán có thể nhận được tối đa. 

Ví dụ như hình thức đấu giá trên trang TMĐT như eBay, Amazon, Craigslist… hoặc bán tài sản ảo, dịch vụ hỗ trợ, giao dịch trao đổi…. Tại Việt Nam, các giao dịch thường được thực hiện qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Skype, Zalo… hoặc các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, Chotot,…

Amazon và eBay là ví dụ cho mô hình thương mại điện tử C2C
Amazon và eBay là ví dụ cho mô hình thương mại điện tử C2C

Các Nền Tảng Thương Mại Điện Tử Cho Các Mô Hình TMĐT

Sau khi hiểu đúng về các mô hình TMĐT, tiếp theo doanh nghiệp cần làm quen với nền tảng TMĐT đang hoạt động trên thị trường. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ định hướng được các bước phát triển phù hợp. Nền tảng TMĐT cho các mô hình trên chính là môi trường để doanh nghiệp, khách hàng có thể mua bán hàng, hóa dịch vụ. Dưới đây là những mô hình TMĐT điển hình mà doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo:

Shopify

Nền tảng thương mại điện tử Shopify giúp xây dựng website bán hàng online hiệu quả trên mô hình Cloud SaaS (Software-as-a-service). Trang web bán hàng này sẽ có các tính năng cơ bản như sản phẩm, giỏ hàng, hình thức thanh toán, nâng cấp hơn như quản lý khách hàng, quản lý hàng hóa, quản lý hàng tồn hoặc kết nối trực tiếp với các trang mạng xã hội. 

Shopify - Nền tảng thương mại điện tử phổ biến hiện nay
Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến hiện nay

Phụ thuộc vào từng loại hình và cấp độ của doanh nghiệp sẽ lựa chọn các gói dịch vụ khác nhau như Basic Shopify ($25/tháng) cho doanh nghiệp mới, Shopify ($65/tháng) cho doanh nghiệp đang phát triển, Advanced Shopify ($399/tháng) cho doanh nghiệp đã phát triển ổn định. Và đặc biệt phiên bản Shopify Plus (tối thiểu $2,300/tháng) dành cho các doanh nghiệp lớn. Bạn có thể xem chi tiết so sánh Shopify và Shopify Plus tại đây.

Một số thương hiệu nổi bật sử dụng Shopify Plus ở Việt Nam có thể kể đến như Supersports, Vinamilk, Durex, Sony,…

Những điểm nổi bật khi sở hữu nền tảng Shopify có thể kể đến như giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh quản lý tại một nơi dễ dàng. Những kênh bán hàng kết nối được với Shopify như Facebook (khách mua hàng tại cửa hàng Facebook được chuyển đến Shopify để thanh toán), Messenger (tự động gợi ý sản phẩm cho khách hàng), Instagram (tag và check out sản phẩm),…

BSS Commerce tự hào là đối tác chính thức của Shopify tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ phát triển website Shopify và Shopify Plus toàn diện, giúp các doanh nghiệp thành công trên thị trường thương mại điện tử.

Magento 

Loại nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở (Open Source) là điều mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. Trong số các loại nền tảng, Magento được đánh giá cao, có tầm ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Magento được khởi tại từ Zend Framework, sử dụng mô hình quản lý và lưu trữ dữ liệu MVC. 

Có hai nền tảng Magento để doanh nghiệp lựa chọn đó là Magento Open Source (miễn phí) và Adobe Commerce (có trả phí). Magento cung cấp đa dạng các tính năng như quản lý sản phẩm, quản lý danh mục, quản lý hàng tồn kho, quản lý đơn hàng, công nghệ tìm kiếm, thanh toán, công cụ quảng cáo và tiếp thị, phân tích và báo cáo…

Theo một số báo cáo thường niên, Magento là một trong ba nền tảng thương mại điện tử có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất. Magento cũng nằm trong Top 10 các nền tảng TMĐT hàng đầu thế giới năm 2021. Để đạt được những chỉ số trên, điều khiến cho Magento nổi bật và khác biệt với các nền tảng khác đó là:

  • Mã nguồn mở – Khả năng tùy biến cao: Bản chất mã nguồn mở của Magento dễ tích hợp với các hệ thống khác. Dù doanh nghiệp của bạn phát triển như thế nào thì nền tảng này cũng thay đổi để phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
  • Sở hữu hệ sinh thái mạnh mẽ: Bạn có thể tích hợp nhiều tiện ích của Magento hoặc của bên thứ 3 vào để sử dụng. Cụ thể, nền tảng cho phép thêm thêm Google Analytics và tích hợp khác như eBay, Paypal, Mail Chimp… để phân tích dữ liệu.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm trên di động: Cả 2 phiên bản của Magento đều được kết hợp nền tảng HTML5 để tối đa hóa trải nghiệm mua sắm trên thiết bị di động.  
  • Thân thiện với SEO: Magento là hệ thống giúp quản lý nội dụng thân thiện với SEO, đồng thời chứa nhiều tính năng liên quan đến SEO như tìm kiếm URL phù hợp, sơ đồ website, thẻ meta, mô tả meta…. Magento luôn cập nhật các yếu tố xếp hạng SEO mới nhất.

Tìm hiểu thêm: 10 Xu Hướng Thúc Đẩy SEO Cho Website Thương Mại Điện Tử

Bảng đánh giá các nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu năm 2021 (Techliance)
Bảng đánh giá các nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu năm 2021 (Techliance)

Shopify Plus vs Magento (Adobe Commerce): So sánh 2 nền tảng eCommerce phổ biến nhất

Magento đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người dùng vì những tính năng vượt trội và trải nghiệm hoàn hảo trên trang thương mại điện tử. Với trình quản trị “all-in-one”, chắc chắn đây sẽ là nền tảng TMĐT còn phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới.

Đọc thêm: Top 30 website Magento hàng đầu thế giới và Việt Nam

Bên cạnh đó, nền tảng thương mại điện tử Shopify còn giúp doanh nghiệp tiếp thị quảng cáo tự động đến khách hàng với Email Notification, Email Marketing, TikTok Ads, Google Shopping… Người mới cũng có thể sử dụng dễ dàng, tùy chỉnh và nâng cấp những tính năng nổi bật một cách đơn giản. 

Đọc thêm: Magento vs Shopify: Nền tảng nào phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

BigCommerce 

BigCommerce là giải pháp thương mại điện tử được trả phí, cho phép doanh nghiệp thiết lập cửa hàng trực tuyến và bán sản phẩm, dịch vụ trên website. BigCommerce có 4 gói BigCommerce Standard, BigCommerce Plus, BigCommerce Pro và BigCommerce Enterprise với chi phí lần lượt cho một tháng đó là 22.95$, 79.95$, 249.95$. 

Đặc biệt, BigCommerce tích hợp Google Merchant Center, từ đó người dùng quảng cáo trực tiếp sản phẩm của mình trên Google Shopping. Nền tảng này đã được cải tiến là nâng cấp với nhiều tính năng mới như tích hợp dropshipping, hỗ trợ nhiều cổng thanh toán, quản lý kho hàng, công cụ quảng bá…  

BigCommerce cung cấp cho người dùng nhiều giao diện bắt mắt, tùy chọn thiết kế, tất cả được chia thành các mục khác nhau thuận tiện cho việc lựa chọn. Nền tảng được thiết kế với công cụ SEO giúp cho việc tăng thứ hạng tìm kiếm của Google cho trang thương mại điện tử của doanh nghiệp. Mạng lưới phân phối nội dung cũng tối ưu thời gian, từ đó công cụ tìm kiếm được đánh giá cao.

Nền tảng TMĐT BigCommerce có nhiều tính năng nổi trội
Nền tảng TMĐT BigCommerce có nhiều tính năng nổi trội

WooCommerce 

Khác với những nền tảng Magento, Shopify, BigCommerce thì WooCommerce không phải là nền tảng có sẵn. Đây chỉ là một plugin WordPress miễn phí, giúp bổ sung chức năng TMĐT cho WordPress, từ đó mới có thể tạo nên một website hoàn chỉnh. 

Chính vì vậy, WooCommerce không có quá nhiều tính năng, một số tính năng cơ bản như đơn vị tiền tệ, cổng thanh toán, vị trí địa lý, sản phẩm liên quan, phiếu giảm giá…. Đặc biệt do được hoạt động trên nền tảng WordPress nên WooCommerce có thể tối ưu hóa SEO hơn những nền tảng khác một cách khá dễ dàng.

Xem thêm: So sánh Shopify Plus và WooCommerce để tìm ra nền tảng phù hợp với doanh nghiệp bạn

WooCommerce là nền tảng có sẵn, do đó bạn muốn xây dựng các tính năng riêng sẽ rất khó, vì có thể làm bất ổn định hệ thống hoặc tính năng không thể tương thích với nền tảng. Ngoài ra, một khó khăn khi sử dụng nền tảng này là các nghiệp vụ bán hàng được xây dựng sẵn. Do đó, bạn không thuộc những nghiệp vụ trên thì việc tùy chỉnh nền tảng phù hợp sẽ khá khó khăn.

Đọc thêm: So sánh Magento và WooCommerce

Shopware 

Shopware là nền tảng ấn tượng giúp bạn có thể xây dựng, thiết kế trang web bắt mắt và có  nhiều tính năng, từ đó giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất. Ngoài phiên bản dùng thử miễn phí, Shopware còn cung cấp hai gói với phiên bản chuyên nghiệp và doanh nghiệp, chi phí khởi điểm từ 199 Euro và 2495 Euro. 

So với các nền tảng thì Shopware là nền tảng dễ để bắt đầu hơn, chỉ cần vài phút là bạn có thể tạo website cơ bản. Các chủ đề và mẫu trong nền tảng này khá đa dạng, thiết kế đẹp mắt. Bên cạnh đó, cung cấp nhiều tiện ích dạng plugin và tích hợp, cùng với một số tích hợp của bên thứ 3, tất cả sẽ được bổ sung vào website mà không cần mã hóa từ đầu.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có cái nhìn chân thực nhất về các mô hình thương mại điện tử, từ đó cũng tìm hiểu các nền tảng TMĐT phù hợp đối với doanh nghiệp của mình. Ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh chi tiết, vững chắc, tập trung, thúc đẩy các chiến lược quảng cáo để khuyến khích mọi người biết đến thương hiệu của bạn. Chúc bạn thành công!

Liên hệ BSS Commerce để được tư vấn về giải pháp và nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Leave a comment